Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tập đoàn Tân Hiệp Phát: Quản trị chuyên nghiệp để phát triển

Kinhtedothi - Quan niệm DN như một gia đình mở rộng, những người làm thuê cũng như người trong gia đình, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã vượt qua quan hệ huyết thống, đưa ra cách quản trị hiệu quả để phát triển như ngày nay.

Thay đổi tư duy
Đại diện cho thế hệ F2 trong DN gia đình, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương cho biết, một DN tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ đòi hỏi phải quản trị một cách chuyên nghiệp.
Thế hệ đi trước cần sẵn sàng tiếp thu những cái mới, lắng nghe quan điểm của thế hệ đi sau. “Truyền thống trong gia đình là vấn đề quan trọng. Nếu bản thân các thành viên cùng huyết thống còn không thể giao tiếp với nhau thì sẽ rất khó khăn với các thành viên khác trong DN” - bà Phương nói.
 Sản phẩm của Tân Hiệp Phát bày bán tại siêu thị.
Tại Tân Hiệp Phát, quyền lực vô hình của nhà sáng lập được tách ra tới 2 - 3 vai trò là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và vai trò người điều hành quản trị hàng ngày. Nếu tách bạch 3 vai trò đó sẽ hình thành tổ chức vận hành đơn giản hơn, 5.000 nhân viên sẽ dễ tương tác với nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT.
Với Tân Hiệp Phát có cả Ban cố vấn đưa ra sơ đồ tổ chức hoàn toàn độc lập. Ban cố vấn chỉ làm việc duy nhất là chất vấn Chủ tịch HĐQT. Theo đó, Chủ tịch phải giải thích cho những người không tham gia vào quá trình điều hành về những quyết sách, hoạt động của DN. Đây là sự cởi mở của người sáng lập Tân Hiệp Phát. Từ đó có thước đo phù hợp phân định đúng người, đúng vị trí, trách nhiệm mà không bị chi phối bởi yếu tố huyết thống. "

"Khi gặp vướng mắc về sản phẩm ra thị trường không được như mong muốn, song với DN gia đình như Tân Hiệp Phát yếu tố quan trọng ở sự đồng lòng của các thành viên để giải quyết vấn đề không chỉ bằng khối óc mà còn băng con tim. Đó là sự khác biệt rất lớn." - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương


"Quá trình kế thừa giúp tôi hiểu rằng, trong DN gia đình, việc học cách tôn trọng và gần gũi nhau là điều vô cùng quan trọng. Quá trình thường xuyên trao đổi cũng là cách để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn khi cùng nhau lãnh đạo DN gia đình." - Chủ tịch Hội đồng DN Gia đình Việt Nam Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái

Đã là quy định thì không có trường hợp ngoại lệ, nhất là với người thân. Đây chính là giải pháp của Tân Hiệp Phát để lựa chọn được những nhà quản trị có năng lực, đồng thời đưa cả những nhân sự từ bên ngoài vào, phát triển DN bền vững” - bà Uyên Phương nhấn mạnh.
Nét văn hóa riêng
Tiếp tục câu chuyện quản trị, nữ doanh nhân này chia sẻ: "Tân Hiệp Phát có 3 người tham gia quản trị chính là nhà sáng lập Trần Quý Thanh (bố bà Phương - PV), tôi và em gái nhưng luôn khuyên khích tất cả giám đốc khối quản lý từ cao cấp, đến cấp trung… đề xuất ý tưởng để phát triển công ty".
Đơn cử, em gái bà Phương quản trị mạng hệ thống và kiểm soát về ngân sách tiền bạc. Còn bà Phương kiểm soát doanh thu và chi tiêu ở trong công ty. Nghe qua có vẻ mâu thuẫn và đối lập nhưng nếu không tồn tại song song, Tân Hiệp Phát không thể phát triển được như ngày nay.
“Từ thực tế, yếu tố minh bạch là rất quan trọng để các cộng sự, đối tác yên tâm, không phải đắn đo về vị trí, trách nhiệm có bị ảnh hưởng khi không phải là thành viên trong gia đình. Tân Hiệp Phát chỉ có một tiêu chí khi đã đầu tư thì hiệu quả là gì để tạo động lực cho tất cả các thành viên” - nữ doanh nhân khẳng định.
Về việc kế thừa hay thừa kế, theo bà Phương, với Tân Hiệp Phát, việc kế nghiệp không phải khái niệm thường xuyên bàn trong gia đình. Điều mong muốn làm sao có thể kế thừa được giá trị cốt lõi, tinh thần, văn hóa mới là điều quan trọng của mỗi thành viên, kể cả lãnh đạo ở thế hệ đi trước. DN đã khó bởi cạnh tranh, phục vụ khách hàng để tồn tại và phát triển bền vững, càng khó hơn khi bên cạnh chữ DN là “gia đình”.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề, tránh bị ảnh hưởng từ quan hệ huyết thống trong công việc, Tân Hiệp Phát bắt đầu bằng việc rất nhỏ: Đến DN cởi bỏ cách xưng hô, ở trong tổ chức gọi “sếp Thanh” (nhà sáng lập Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh), “sếp Nụ” (bà Phạm Thị Nụ - vợ ông Trần Quý Thanh), hạn chế thấp nhất dùng từ bố mẹ vào trong trao đổi. “Nói một ví dụ như vậy tôi muốn nhấn mạnh tới cách xây dựng về văn hoá DN và giá trị gia đình của Tân Hiệp Phát” - bà Phương nhấn mạnh.
Chia sẻ
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phố dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2025

17/01/2025 | 21:58

Kinhtedothi- Để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở GTVT Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công đào đường, hè trên địa bàn TP từ ngày 22/1 - 12/2/2025.

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

TP Hồ Chí Minh: thêm một dòng kênh trở lại màu xanh

17/01/2025 | 14:19

Kinhtedothi – Hàng Bàng là một trong những con kênh thoát nước tại TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm trầm trọng, với hàng trăm hộ dân sinh sống trên kênh từ hàng chục năm qua, con kênh bị lấp hẳn. Việc khôi phục lại dòng kênh góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Tin tài trợ