Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tập luyện để phòng chống cúm

Kinhtedothi - Miễn dịch là hệ thống bảo vệ và phát hiện của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh do ngoại lai như virus, vi khuẩn…

Có thể phân ra hai hệ thống là miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu). Các globulin miễn dịch (trong miễn dịch đặc hiệu) đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự nhân lên của một số virus.
Các globulin miễn dịch như IgA, IgG, IgD tăng lên ở người tập luyện mức độ trung bình và tập nặng; IgM giảm ở người tập luyện nặng (vận động viên chuyên nghiệp) và trở lại bình thường sau tập, nhưng lại tăng ở người tập trung bình và tập sức bền. Do đó lời khuyên trong mùa dịch nên tập ở mức độ trung bình, đều đặn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Các nghiên cứu về IgA, các tác giả đều nhận thấy IgA có nhiều trong nước bọt, nước mắt và niêm mạc miệng, mũi, ruột. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa tập luyện và IgA cho thấy tập đều đặn, cường độ vừa phải như đi bộ 45 phút/ngày, trong 5 - 7 ngày/tuần thì nồng độ IgA và các globulin miễn dịch khác cũng tăng đáng kể, kể cả người lớn tuổi cường độ tập có thể ít hơn cũng tăng các globulin miễn dịch.
Một nghiên cứu so sánh ở người trên 70 tuổi đi bộ 7.000 bước mỗi ngày thì sự tăng IgA là có ý nghĩa so với nhóm tập 3.000 bước mỗi ngày. Tăng IgA từ việc luyện tập sức bền là rất quan trọng để ngăn chặn virus trong mùa dịch, đây là chốt chặn đầu tiên hạn chế virus đi vào đường hô hấp.
Nghiên cứu trên người lớn tuổi có tập luyện cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch với cúm mùa tốt hơn, mặc dù hệ miễn dịch của cơ thể có thể giảm 2 - 3% hàng năm kể từ khi chúng ta 20 tuổi. Như vậy, tập luyện giúp làm chậm sự suy giảm miễn dịch theo tuổi.
Người ta nhận thấy, tế bào T là tế bào chủ yếu trưởng thành từ tuyến ức sau khi được hình thành ở gan và tủy xương và tuyến ức thoái hóa đi theo tuổi tác, nhưng người tập luyện đều đặn thường xuyên có số lượng tế bào này tăng hơn ở người có lối sống tĩnh tại.
Nhiệt độ cơ thể tăng hơn khi tập luyện mức độ trung bình cũng làm ức chế virus phát triển. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tương quan giữa nhiệt độ khi tập luyện giúp bệnh nhân mắc cúm mau lành hơn. Do đó, ngay cả khi đang bị mắc cúm vẫn có thể tập luyện.
Bệnh nhân có các bệnh mạn tính thường có nguy cơ cao mắc cúm, như đái tháo đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể của bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính này trước sự tấn công của vi trùng, virus do giảm sức đề kháng và kèm theo là quá trình thoái hóa cơ thể theo tuổi tác.
Nếu mắc bệnh đái tháo đường, ngoài suy giảm chức năng miễn dịch thì các loại vi trùng, virus sẽ trở nên nguy hiểm hơn ở môi trường đường máu cao. Tập luyện luôn luôn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân đái tháo đường và đương nhiên có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng chống lại virus.
Đối với bệnh tăng huyết áp, có mối liên quan giữa tế bào T với hệ thần kinh không tự chủ và sự tăng huyết áp. Huyết áp tăng có liên quan đến tăng tế bào T và các yếu tố gây viêm. Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của việc tập luyện giúp điều hòa và giảm huyết áp. Điều này có thể lý giải do tập luyện có tác dụng điều hòa hệ thần kinh không tự chủ nên giúp điều hòa huyết áp.
Tóm lại, chúng ta nên tập luyện đều đặn để nâng cao sức đề kháng với virus, kể cả khi đang mắc bệnh mạn tính, lớn tuổi hoặc cả khi đang bị nhiễm virus cúm. Nên tập luyện đều đặn, luyện sức bền, còn luyện tập sức mạnh thì không nên trong giai đoạn đang có dịch cúm như hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ