Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh đón hàng vạn người xem

Kinhtedothi - Tết Nguyên tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên (Tết Rằm tháng Giêng) là một ngày lễ truyền thống của người Hoa sống tại TP Hồ Chí Minh, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tết này được xem là ngày quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên đán.

Chiều tối 24/2 (tức Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), hàng vạn người đã đổ ra các tuyến đường thuộc khu vực quận 5, TP Hồ Chí Minh để xem đoàn diễu hành lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa.

Đoàn xe rước linh tượng Bác Hồ xuất phát tại đường Hải Thượng Lãn Ông. Ảnh: Tân Tiến.
Sau xe rước linh tượng Bác Hồ là đội rước cờ Tổ quốc. Ảnh: Tân Tiến.

Lễ hội Tết Nguyên tiêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, và là một trong 19 sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội tiêu biểu tại TP Hồ Chí Minh. Sự kiện này được UBND TP tổ chức và giao cho Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND quận 5, quận 6 và 11 thực hiện, nhưng tập trung diễu hành ở khu vực quận 5.

Diễn viên quần chúng thuộc Hội La Cổ Sư Trúc Hiên chụp ảnh lưu niệm trước giờ diễu hành. Ảnh: Tân Tiến.
Diễn viên quần chúng thuộc Hội La Cổ Sư Trúc Hiên trước giờ diễu hành. Ảnh: Tân Tiến.

Lễ hội Nguyên tiêu được tổ chức hàng năm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, tình đoàn kết gắn bó giữa người Việt và người Hoa với các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Múa Rồng là hoạt động không thể thiếu trong Tết Nguyên tiêu của người Hoa. Ảnh: Tân Tiến.
Tết Nguyên tiêu là dịp các đoàn Lân - Sư - Rồng thi nhau biểu diễn. Ảnh: Tân Tiến.

Vào dịp Tết Nguyên tiêu, người Hoa thường đi chùa, miếu cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh và phát tài phát lộc.

Mỗi đoàn Lân - Sư - Rồng đều có con rồng có sắc riêng của mình. Ảnh: Tân Tiến.
Mỗi con Rồng có chiều dài hơn 20m. Ảnh: Tân Tiến.

Người Hoa có nhiều quan niệm về Tết Nguyên tiêu. Đối với người Hải Nam gọi là Tết nhỏ, là dịp đoàn tụ gia đình trước lúc ra khơi; còn người Hẹ quan niệm đây là dịp để gia đình tụ họp trước khi đi làm ăn xa; người Quảng Đông, Triều Châu với sở trường kinh doanh nên xem Tết Nguyên tiêu là dịp để vui chơi, giao lưu kinh tế và cầu tài, cầu lộc.

Thiếu nữ trong trang phục người Hoa tại lễ hội Nguyên tiêu. Ảnh: Tân Tiến. 
Đoàn thuộc Hội LHPN quận 5 với trang phục áo dài Việt Nam cùng nón hoa rực rỡ. Ảnh: Tân Tiến.

Tết Nguyên đán là cái Tết chủ yếu về gia đình, tổ chức tại nhà, từ đường của dòng họ thì Tết Nguyên tiêu lại là cái Tết của cộng đồng, được tổ chức chủ yếu tại các hội quán.

Trước giờ diễu hành, chị em trong trang phục truyền thống chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.   
Các cô gái thuộc một Hội quán người Hoa trước giờ diễu hành. Ảnh: Tân Tiến.

Tết Nguyên tiêu kéo dài từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng Giêng âm lịch, các hoạt động cộng đồng tập trung chủ yếu từ ngày 12 đến 18 tháng Giêng, lễ chính vào ngày Rằm.

Đoàn diễu hành trong Tết Nguyên tiêu Giáp Thìn của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Clip: Tân Tiến. 

Vào dịp Tết Nguyên tiêu, tại các hội quán của người Hoa thường diễn ra các hoạt động nghi lễ truyền thống, như: thắp nhang cầu an, thực hành các tập tục như đốt nhang vòng, vay phú tại Hội quán Nghĩa An, chui qua ngựa Xích Thố, thỉnh thánh đăng nhằm cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.

Diễn viên quần chúng thuộc một Hội quán người Hoa, hóa trang để diễu hành dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh: Tân Tiến.

Trong tất cả các Hội quán tại TP Hồ Chí Minh thì Hội quán Nghĩa An và Hội quán Hải Nam nơi tổ chức sân khấu biễu diễn nghệ văn hóa tuồng cổ phục lễ hội Nguyên tiêu thu hút rất đông người tham gia.

Còn tại Hội quán Nhị Phủ, lễ hội Nguyên tiêu gắn liền với tín ngưỡng thờ Ông Bổn - Phúc Đức Chính Thần và cũng là ngày sinh nhật ngài Thượng Nguyên tức Ông Trời rất đặc trưng của người Phúc Kiến, lễ cúng được tổ chức ngoài trời. Sau đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Hoa Phúc Kiến như múa Hẩu, múa Rồng, nghệ thuật hòa tấu cổ nhạc Nam Âm và tiết mục đi cà kheo của Bát tiên.

Đội thiếu nữ múa dù trong đoàn diễu hành. Ảnh: Tân Tiến.
Thiếu nữ gánh hoa thuộc Hội La Cổ Sư Trúc Hiên diễu hành Tết Nguyên tiêu. Ảnh: Tân Tiến.

Tâm điểm của Tết Nguyên tiêu là chương trình diễu hành nghệ thuật, với gần 2.000 người thuộc các Hội quán người Hoa, các đoàn Lân - Sư - Rồng, các đoàn thể chính trị - xã hội tại quận 5. Các diễn viên hóa trang thể hiện phong tục tập quán của các nhóm ngôn ngữ người Hoa, kết hợp biểu diễn Lân - Sư - Rồng, phèn la…, diễu hành trên cung đường Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa - Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa quận 5.

Vào mỗi dịp Tết Nguyên tiêu, khi đoàn diễu hành đi qua các tuyến đường, có hàng vạn người đứng bên 2 ven đường để xem.

Dù lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa, nhưng đã nhiêu năm nay chị Nguyễn Thị Hằng cùng con của mình và nhiều người Việt khác vẫn nhiệt tình tham gia cùng với đoàn diễu hành. Chị Hằng cho biết, để tham gia đoàn diễu hành, từ đầu giờ chiều những người tham gia phải hóa trang (mặc trang phục cổ), sau đó đi bộ khoảng 2-3km từ hội quán đến điểm tập trên đường Hải Thượng Lãn Ông, rồi chờ các đoàn của hội quán khác đến đông đủ và khi Ban Tổ chức cho phép, lúc đó đoàn diễu hành mới đi.

Gia đình anh Jack (quốc tịch Anh) rất hào hứng sau khi xem đoàn diễu hành Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tân Tiến.  
Hàng vạn người xem đoàn diễu hành Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tân Tiến.

Có mặt tại vòng xoay Phan Đình Phùng (trước khu vực Bưu điện quận 5), sau khi xem đoàn diễu hành, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, anh Jack cho biết: “Gia đình chúng tôi ở Anh quốc, chúng tôi sang Việt Nam du lịch và đã sống ở TP Hồ Chí Minh được nhiều tháng qua. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được xem lễ hội với sự tham gia của rất nhiều người, chúng tôi rất thích sự kiện này”.

 

Tết Nguyên Tiêu đối với người Hoa là ngày lễ hoa đăng, thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an; các món ăn thường thấy là há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch, bánh trôi... để cầu may mắn, sức khỏe.

Đối với người Việt vào dịp Tết Nguyên tiêu, Phật tử đi viếng chùa lễ Phật cầu mong gia đạo bình an. Dịp này, người dân thường ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc... với mong muốn hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

Lễ Nghinh Ông tuần du cầu cho quốc thái dân an thu hút vạn người xem

Lễ Nghinh Ông tuần du cầu cho quốc thái dân an thu hút vạn người xem

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ