Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Lan xuất khẩu phở Việt, nước dừa Châu Đốc, DN Việt ở đâu?

Trong khi Thái Lan đang kinh doanh lớn nhờ xuất khẩu phở Việt, nước dừa Châu Đốc thì doanh nghiệp Việt hoàn toàn bỏ trống thị trường này.

4 tháng trước, dư luận xôn xao trước câu chuyện tập đoàn Charoen Pokphan Foods Plc (CPF) của Thái Lan đã xuất khẩu hàng triệu gói phở Việt sang Mỹ. Vẫn chưa định hình được các giải pháp đối phó thì mới đây, ngay cả nước dừa mang nhãn CHAUDOC của Thái Lan cũng bán rất chạy tại các chợ Việt ở nước Mỹ.
Sản phẩm phở Việt và nước dừa nhãn Chau Doc đang bán rất chạy tại các chợ Việt ở nước ngoài.
Thị trường bị bỏ trống
Charoen Pokphan Foods Plc (CPF) cho biết: Phở của công ty bán rất chạy tại châu Mỹ, và thị trường vẫn rất rộng mở. Viện nghiên cứu nhập cư Mỹ cho hay, tính đến năm 2014, có 8.900 cửa hàng phở Việt Nam tại Mỹ và con số này tiếp tục tăng. Phở Việt Nam cùng với pizza Ý, bánh burritos Mexico và sushi Nhật Bản trở thành một trong những món ăn được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Vì vậy, ban đầu CPF chỉ dự tính mở một văn phòng thương mại, nhưng đến giờ đã xây dựng hẳn nhà máy tại Mỹ với sản lượng 2 triệu sản phẩm mỗi ngày, phân phối trong các siêu thị, kênh bán lẻ lớn như Walmart, Costco, Kroger, Amazon...
Còn nước dừa đóng lon hiệu “CHAUDOC” lại đi theo ngách khác: Thâm nhập vào các khu chợ bình dân dành cho người Việt. Con số nghiên cứu của Statista cũng cho thấy một thị trường rộng mở: Doanh số nước dừa của Mỹ năm 2015 đạt 778 triệu USD và sẽ đạt gần 2 tỷ USD vào năm sau.
Trên toàn cầu, thị trường nước dừa tăng trưởng 25,4% mỗi năm đến năm 2019. Số liệu của Hiệp hội Dừa châu Á - Thái Bình Dương (APCC) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, châu Á chiếm 85% diện tích trồng dừa toàn thế giới. Năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu dừa Việt Nam khoảng nửa tỷ USD. Tỉnh Bến Tre chiếm hơn 40% diện tích dừa cả nước và đóng góp 36% giá trị xuất khẩu (khoảng 180 triệu USD).
Nếu như với những mặt hàng đã từng bị tranh chấp thương hiệu với doanh nhân nước ngoài trước đây như kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên… chúng ta có cơ sở để đấu tranh đòi thương hiệu, vì đây là những thương hiệu được Việt Nam xây dựng và phát triển trên thị trường trong nước và nước ngoài, thì với việc Thái Lan xuất khẩu phở Việt, nước dừa Châu Đốc, chúng ta không thể làm gì.
Rõ ràng, DN Việt Nam đang để trống hẳn một mảng sản phẩm: Đó là thực phẩm tươi đóng gói ăn liền. Lâu nay, dường như trong tư duy của DN Việt Nam, chế biến nông sản, gia tăng giá trị cho sản phẩm nông sản thực phẩm mới chủ yếu dừng lại ở công nghệ sấy khô, dễ bảo quản. Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có một số ít tên tuổi tham gia thị trường này như Sài Gòn Food, CJ Cầu Tre...
Một DN khác là Minh Hưng Group có tham vọng dùng công nghệ xử lý áp suất cao để sản xuất các loại thực phẩm như phở, bún bò hay nước mía, nước thanh long, dưa hấu… Thực phẩm là một trong những mặt hàng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường Philippines. Liệu DN có khai thác được cơ hội này, hay lại để rơi vào tay những đối thủ cạnh tranh khác?
Thiếu sự nỗ lực từ doanh nghiệp?
Liệu đây có phải là “lỗi kỹ thuật” hay nói cách khác là công nghệ chế biến Việt Nam không đáp ứng được? Theo khẳng định của các chuyên gia công nghệ thực phẩm, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhưng vấn đề là DN và nhà khoa học dường như chưa gặp nhau. Đó là chưa kể, không phải DN nào cũng thiết tha với việc đổi mới công nghệ để phát triển.
Tiến sĩ Trần Đình Nam - ĐH Công nghệ Sài Gòn cho rằng, vấn đề không phải là công nghệ mà là nỗ lực của DN. DN Việt đang bỏ trống nhiều mảng thị trường. Ví dụ như không chỉ phở mà Thái Lan còn xuất khẩu cả mắm nhỉ của Việt Nam...
Tương tự, ông Nguyễn Xuân Bang - chuyên gia về phát triển hệ thống và giải pháp cho Công nghệ sau thu hoạch và chế biến thực phẩm, khẳng định, về mặt công nghệ, giữa Việt Nam và Thái Lan không có khoảng cách. Việt Nam có đủ điều kiện để có thể sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm như vậy.
Vậy vướng mắc do đâu? Theo ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại - công ty cổ phần, thì DN Việt Nam chưa thực sự nghĩ đến việc đưa những sản phẩm chế biến sâu vào thị trường các nước trên thế giới. Thái Lan có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các DN sản xuất Việt Nam cần tham gia sâu hơn vào các hội chợ triển lãm, các kênh phân phối nước ngoài để tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Ở góc độ thương mại, thị trường, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia thương mại cho rằng: “Về góc độ cá nhân, tôi thấy buồn. Dĩ nhiên việc DN Thái Lan làm được như vậy là kinh nghiệm chúng ta nên học tập, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cần sẵn sàng để có thể bảo vệ thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế...”.
Dù có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng rõ ràng DN cần chủ động và nỗ lực mới khai thác được mảng thị trường đang bị bỏ trống này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ