Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thêm niềm vui trong năm học mới

Kinhtedothi - Cha ông ta đã dạy: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Khi gặp khó khăn, sự trợ giúp kịp thời luôn có hiệu quả, giúp đỡ người lao động yên tâm gắn bó với công việc...

Đúng vào thời điểm thầy trò cả nước đang háo hức chuẩn bị bước vào năm học mới 2022 - 2023, Chính phủ đã có Nghị quyết 103/NQ-CP về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập (cơ sở giáo dục ngoài công lập) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo Nghị quyết, đối tượng được hỗ trợ bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình tư thục, dân lập; cơ sở giáo dục tiểu học tư thục; trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam...

Mức hỗ trợ một lần là 3,7 triệu đồng/người với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP.

Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định nêu trên, sẽ hỗ trợ một lần với mức 2,2 triệu đồng/người. Thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2022. Đây là một tin vui với cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Khoản tiền 3,7 triệu đồng và 2,2 triệu đồng tuy không nhiều, nhưng có ý nghĩa động viên rất lớn. Vả lại, cha ông ta đã dạy: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Khi gặp khó khăn, sự trợ giúp kịp thời luôn có hiệu quả, giúp đỡ người lao động yên tâm gắn bó với công việc.

Thêm một lần nữa, Chính phủ đã có những quyết định đúng đắn, mang tính nhân văn, kịp thời hỗ trợ người lao động vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, sự tin tưởng vẫn còn những băn khoăn, lo lắng. Đó là làm sao để sự trợ giúp đến tay người lao động một cách kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Nói vậy bởi trong thực tế, việc triển khai thực hiện các gói hỗ trợ được ban hành trước đây đã gặp không ít khó khăn, trở ngại.

Thậm chí, sự hỗ trợ đã không thể đến với người lao động trong diện được thụ hưởng. Gần đây nhất là gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tại một số địa phương theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg.

Theo quyết định này, ngày 15/8/2022 là hạn cuối cùng tiếp nhận hồ sơ của DN đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho người lao động. Vậy mà theo Bộ LĐTB&XH, tính đến 0h ngày 12/8, tức là sau 3 tháng, số hồ sơ đã được giải ngân mới chỉ là 17.627 DN với 1.117.107 lao động, hơn 787,9 tỷ đồng, đạt 12,14% so với dự kiến.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tập trung chỉ đạo các cấp, ngành khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn và hỗ trợ các DN rà soát, lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà. Làm sao để đến ngày 30/8, các địa phương phải hoàn thành việc giải ngân, kịp thời chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg.

Nhắc lại câu chuyện vẫn mang tính thời sự để mong các cơ quan chức năng liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân của tình trạng chậm trễ nói trên: Do nhận thức, thiếu trách nhiệm, hay do quy trình giải ngân chưa phù hợp? Rút kinh nghiệm một cách công khai, minh bạch cũng là để các gói hỗ trợ đến được tay người lao động một cách nhanh chóng.

Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH, Hà Nội là một trong 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg cao. Hy vọng rằng kết quả đó với những cách làm tốt sẽ tiếp tục phát huy trong việc thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP, góp phần giải quyết kịp thời khó khăn cho người lao động, để năm học mới thực sự là niềm vui của thầy trò các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Thêm chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập

Thêm chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tại sao mức phạt tăng?

Tại sao mức phạt tăng?

10/01/2025 | 13:16

Kinhtedothi - Những ngày gần đây dư luận tập trung chú ý đến nhiều mức phạt vi phạm khi tham gia giao thông.

Ám ảnh... chân mày phong thủy

Ám ảnh... chân mày phong thủy

03/01/2025 | 09:29

Kinhtedothi - Anh B. là công nhân thợ hàn rất giỏi tay nghề, siêng năng. Anh là một người trong nhóm thợ giỏi nhất của công ty, thường xuyên được cử làm những công trình khó; có khi đi sang Thái Lan, Hàn Quốc... để hàn những mối hàn phức tạp.

Hài nhảm trên mạng xã hội

Hài nhảm trên mạng xã hội

27/12/2024 | 09:55

Kinhtedothi - Đó là nỗi lo có thật và ngày càng lớn dần lên vì những loại nhảm nhí này xuất hiện ngày càng nhiều.

Không sử dụng điện thoại trên lớp

Không sử dụng điện thoại trên lớp

20/12/2024 | 10:01

Kinhtedothi - Mới đây, nhóm phụ huynh của một trường học tại Hà Nội nhận được thông báo của nhà trường về việc thực hiện mô hình “Lớp học không điện thoại”.

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

06/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Mới đây, một phụ huynh lo lắng ra mặt khi cô giáo chủ nhiệm lớp con mình thông báo vừa xảy ra tai nạn nổ pháo tự chế, ở trường học xã bên, học sinh chế pháo bị thương nặng.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ