Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thi tốt nghiệp theo phương án 2+2: Tạo thuận lợi cho tất cả các bên

Kinhtedothi – Khi Bộ GD&ĐT chính thức đề xuất phương án 2+2 với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh đã bày tỏ niềm phấn khởi và cho rằng, phương án này là hợp lý, công bằng, thuận lợi cho tất cả các bên.

Gọn nhẹ, giảm áp lực

Trong 3 phương án 2+2, 3+2 và 4+2, Bộ GD&ĐT đề xuất phương án 2+2. Với phương án này, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trở đi, học sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số 9 môn học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Thí sinh tham dự kỳ thi năm 2023
Thí sinh tham dự kỳ thi năm 2023
 

Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).  

Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 

Nhiều năm trở lại đây, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi 6 môn trong 4 buổi. Nếu đề xuất của Bộ được thông qua, số buổi thi sẽ giảm xuống còn 3 buổi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, phương án thi 4 môn vừa giảm áp lực thi cử cho học sinh vừa giảm chi phí cho gia đình học sinh và xã hội. Không những vậy, việc giảm môn thi còn làm kỳ thi trở nên gọn nhẹ hơn.

Hiệu trưởng Trường THPT Minh Hà, huyện Thạch Thất Nguyễn Hữu Khương bày tỏ: “Thi 4 môn tại kỳ thi tốt nghiệp THPT là hợp lý, tạo thuận lợi cho tất cả các bên gồm người dạy, người học và lực lượng tổ chức thi. Về cơ bản, việc giảm áp lực tại kỳ thi này sẽ nhận được phần đông ý kiến tán thành từ xã hội”.

Đặt câu hỏi về việc không bắt buộc thi môn ngoại ngữ có làm học sinh mất động lực học môn này, trong khi bối cảnh hội nhập quốc tế rất cần trình độ ngoại ngữ cao so với trước, Hiệu trưởng Trường THPT Minh Hà nêu quan điểm: “Không phải khi Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, học sinh mới học Ngoại ngữ và ngược lại, nếu không thi, học sinh sẽ lười biếng, mất gốc. Thực tế, không ít học sinh ngoại ngữ chính là Tiếng Anh nhưng lại giỏi cả các ngoại ngữ khác. Việc học môn nào đó, không hẳn là để thi mà liên quan đến định hướng nghề nghiệp và con đường học tập sau này của các em. Nếu học chỉ để đi thi thì thái độ học của học sinh sẽ mang tính chống đối, không mang tính thực chất, lâu dài”.

Ủng hộ phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn cũng là ý kiến của thầy Nghiêm Xuân Lực, giáo viên Trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng. “Đổi mới giáo dục tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, giảm áp lực. Vì vậy, tôi đồng thuận cao với phương án 2+2 do Bộ GD&ĐT đề xuất. Số môn thi giảm, áp lực học sinh sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó các em sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân để suy nghĩ và lựa chọn nghề nghiệp sau này", thầy Lực bày tỏ.

Cần đảm bảo tính ổn định của kỳ thi

Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, phương án thi 2+2 không gây ra sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay; tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.

Phương án 2+2 đảm bảo hợp lý, giảm chi phí, giảm áp lực
Phương án 2+2 đảm bảo hợp lý, giảm chi phí, giảm áp lực

Với việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để thi, thí sinh sẽ có 36 cách thức lực chọn khác nhau. Điều này tạo điều kiện để thí sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của mình. Thí sinh có thể lựa chọn tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào thị trường lao động.

Mục đích tổ chức thi theo phương án 2+2 nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công  nhận tốt nghiệp THPT và là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. 

Thực tế cho thấy, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều em có mong muốn đi làm, đi xuất khẩu lao động hoặc học cao đẳng mà không có nhu cầu học đại học; thậm chí có nhiều trường hợp đỗ đại học nguyện vọng 1 nhưng từ chối nhập học. Hiện có hơn 20 phương thức xét tuyển khác nhau, nhiều trường có xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và tăng chỉ tiêu với kết quả các kỳ thi riêng; vì vậy, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT với 4 môn là hợp lý, tạo được sự đồng thuận cao.

Luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm tra, đánh giá trung thực với yêu cầu dạy, học toàn diện, sẵn sàng đáp ứng với phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt, quận Long Biên Dương Hai Bảy Mươi cho biết: Sau khi phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được công bố chính thức, nhà trường sẽ xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, khảo sát thường xuyên hơn trên quy mô toàn khối, từ đó kịp thời có những điều chỉnh trong tổ chức dạy học và hỗ trợ học sinh.

Nếu phương án 2+2 được thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ phải chuẩn bị ngân hàng đề lớn, đủ độ tin cậy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tổ chức thi, gắn kỳ thi với đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm đánh giá quá trình học tập của học sinh…

Để hạn chế tình trạng “học môn này bỏ môn kia”, các nhà trường cần tăng cường việc dạy học, giải quyết vấn đề từ các thầy cô, có sự cố gắng ủng hộ từ các thầy cô. 

Các chuyên gia cho rằng, dù lựa chọn phương án thi nào thì Bộ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo điều kiện để thí sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện, hoàn cảnh và trên hết là phương án cần đảm bảo tính ổn định, tránh gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong giáo viên, học sinh và phụ huynh.

 

Trao đổi về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng đề án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 toàn diện, có giải pháp cụ thể, nhất là về ngân hàng đề thi, phương án tổ chức thực hiện, thí điểm phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương; đồng thời lưu ý tới việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục khi xây dựng đề án.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ