Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông tin chính thức vụ nữ sinh 14 tuổi nghi bị bắt cóc khi bán bóng bay ngày Tết

Kinhtedothi - Ngày 20/2, Công an tỉnh Hà Nam đã chính thức thông tin liên quan đến vụ việc nữ sinh 14 tuổi nghi bị bắt cóc khi đang bán bóng bay trước cổng nhà ở xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Qua điều tra Công an tỉnh Hà Nam xác định, nữ sinh Trần Thị M. không bị bắt cóc khi đang bán bóng bay như thông tin xôn xao mạng xã hội. Bước đầu, nữ sinh này lên xe người đàn ông lạ mặt chở để đi mua giúp bóng bay.
Theo Công an tỉnh Hà Nam, khoảng 18 giờ ngày 19/2, trên mạng xã hội đăng tải thông tin lúc hơn 13 giờ cùng ngày, tại xã Hợp Lý, Lý Nhân, cháu Trần Thị M. (14 tuổi, học sinh lớp 8, trường THCS Hợp Lý) đang bán bóng bay cùng em gái, bị một người đàn ông lạ mặt bắt cóc kèm theo hình ảnh cháu M. ngồi sau xe máy của một người đàn ông do camera gần đó ghi lại.
 Hình ảnh cháu M. và người đàn ông chở cháu M. đăng tải trên mạng xã hội.
Khoảng 20 giờ, một số tài khoản facebook cá nhân tiếp tục đăng video clip livestream đánh người đàn ông được cho là bắt cóc cháu bé trên.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung giải quyết.  Qua lấy lời khai của cháu Trần Thị M. (có sự chứng kiến của gia đình) và một số người liên quan, ban đầu xác định không phải nữ sinh này bị bắt cóc.
Bước đầu xác định, khoảng 14 giờ ngày 19/2, anh Nguyễn Văn Tuấn (44 tuổi), trú tại thôn Chuôn, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đến quán hàng của cháu M. hỏi mua một quả bóng bay hình con chó có tai nhưng cháu bảo hết rồi và nói biết chỗ bán ở xã Chính Lý, huyện Lý Nhân. 
Anh Tuấn nhờ cháu M. lấy xe đi mua hộ, nhưng cháu không biết đi xe máy. Anh Tuấn đã nhờ cháu M. dẫn đường và chở đến xã Chính Lý mua nhưng không có nên tiếp tục đi thị trấn Vĩnh Trụ tìm mua. 
Trong thời gian này, gia đình cháu Trần Thị M. không thấy con đâu, xem camera thấy cháu đi cùng một người lạ mặt, nghi cháu bị bắt cóc nên đã đưa thông tin lên facebook, báo cáo chính quyền địa phương và tổ chức đi tìm cháu M.
 Người đàn ông bị người dân địa phương quây đánh vì nghi ngờ bắt cóc cháu M.
Đến khoảng 19 giờ, anh Tuấn chở cháu M. về gần đến địa bàn xã Hợp Lý thì có người nhìn thấy đã yêu cầu anh Tuấn chở cháu M. về trụ sở UBND xã để làm rõ vụ việc. Tại đây anh Tuấn bị người dân bức xúc đánh bị thương. 
Cháu M. khẳng định trong thời gian anh Tuấn đưa đi mua bóng bay không bị đe dọa hoặc bị xâm hại gì. Công an tỉnh Hà Nam đã đưa anh Tuấn đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam điều trị và đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ