Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trân quý những hành động, tinh thần hy sinh cao cả của các chiến sĩ áo trắng

Kinhtedothi - Chiều 9/2 (tức chiều 28 Tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, động viên ngành y tế, ngành đi đầu trên mặt trận chống Covid-19.

Tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đã lập bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 8/2. Thứ trưởng cho biết, các hoạt động phòng chống dịch của TP Hồ Chí Minh đang tập trung quyết liệt. Tất cả phương tiện, nguồn lực của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh được huy động, tham gia tích cực nhất, không kể Tết. Đến bây giờ, các lực lượng đã tiến hành một số công việc như rà soát tất cả bộ phận liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất; các khu dân cư, khu cách ly được giám sát kỹ lưỡng.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trân quý những hành động, tinh thần hy sinh cao cả của các chiến sĩ áo trắng - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tổ trưởng tổ phòng chống dịch Bộ Y tế tại Chí Linh, Hải Dương, PGS. Trần Như Dương cho biết, từ ngày 27/1 đến nay, với tinh thần quyết liệt, Hải Dương đã truy vết F1 lên tới 12.000 người, lấy mẫu xét nghiệm 75.000 người. Bộ Y tế huy động lực lượng lớn chuyên gia, cán bộ hỗ trợ trang thiết bị cho Hải Dương, “cắm chốt từ ngày 27/1 đến nay, chưa có ai về cả”, PGS Trần Như Dương chia sẻ.
Để chống dịch Covid-19 với biến thể lây lan nhanh, tốc độ chống dịch là quan trọng nhất, phải nhanh hơn sự lây lan để chống dịch. Tất cả lực lượng chống dịch với tinh thần 4 thần tốc: Thần tốc khoanh vùng, thần tốc truy vết, thần tốc cách ly, thần tốc xét nghiệm. “Chúng tôi nỗ lực hết mình chống dịch, tiếp tục bám trụ với Hải Dương để chống dịch đến cùng”-PGS Trần Như Dương nói.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền dân tộc khi mọi người đều hướng về Tết, ngành y tế tiếp tục là chiến sĩ tiên phong, gồng mình chống dịch để bảo vệ sức khỏe nhân dân từ Nam chí Bắc, ở 63, tỉnh, thành phố, nhất là các trung tâm, ổ dịch lớn như  TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai…
Biểu dương thành tích lớn lao, quyết tâm, ý chí quyết liệt của toàn bộ chiến sĩ áo trắng trên mặt trận bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đã được đánh giá thành công trong kiểm soát dịch, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu kép, là một trong ít ỏi nền kinh tế tăng trưởng dương.
 Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Để có chiến công quan trọng đó, có công sức của hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân, đặc biệt, có sự đóng góp quan trọng trực tiếp của ngành y tế, có các chiến sĩ áo trắng ở các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu. Toàn ngành y tế đã quyết liệt, mau lẹ, thần tốc, đã chỉ đạo hệ thống của mình phối hợp nhịp nhàng với các ngành, các cấp, phát động trong nhân dân thực hiện các biện pháp chúng ta đã đưa ra, Thủ tướng nói. “Các đồng chí đã nêu cao ý thức, trách nhiệm, không ngại gian khổ, hy sinh để ngăn ngừa, kiểm soát Covid-19”. Ngành y tế phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, không ngại gian khổ, sẵn sàng trụ vững tại nhiều điểm nóng, “vì thế, chúng ta đã khống chế các ổ dịch ở nhiều đợt khác nhau”.
“Tôi được biết nhiều đồng chí năm qua chưa được về nhà, chưa gặp mặt người thân, nhiều đồng chí phải gác lại việc riêng để chuyên tâm phòng chống, điều trị Covid-19 cùng nhiều bệnh nhân, trong đó có nhiều bạn trẻ, sinh viên ở các địa phương, trường đại học, cao đẳng đã đi vào ổ dịch, sẵn sàng ở lại, tham gia phòng chống dịch bệnh dù lần đầu tiên xa nhà trong dịp Tết, hoặc đã chuẩn bị mọi hành trang để về Tết”- Thủ tướng chia sẻ. “Các đồng chí đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro để nhận khó khăn về mình”. Tất cả hành động ấy, Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế thực sự cảm động, đánh giá cao sự hy sinh cao cả đó.
Còn chỉ vài ngày nữa là đến Tết, nhiều đồng chí sẽ phải đón Tết tại bệnh viện, trực chiến tại cơ quan, tại cơ sở cách ly, kể cả các đồng chí trong quân đội, lực lượng biên phòng và các lực lượng khác cùng tham gia. Ngành y tế cũng như nhiều đơn vị đã chấp nhận thiệt thòi, rủi ro, hy sinh niềm vui sum vầy với gia đình dịp năm mới để mang lại sự bình yên, niềm vui, sức khỏe cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. “Bên cạnh đó, người nhà, người thân cũng phải hy sinh, đồng hành cùng các đồng chí trong lúc này cũng như dịp Tết sắp tới”.
Thủ tướng gửi lời hỏi thăm ân cần tới toàn thể cán bộ, nhân viên ngành y tế, đặc biệt là những người đang trực tiếp làm việc tại các tâm dịch, vùng, địa bàn có dịch và “Thủ tướng bày tỏ lời cảm ơn, trân quý những hành động, tinh thần hy sinh cao cả, tương thân, tương ái của các đồng chí và gia đình các đồng chí đối với việc góp phần ngăn chặn dịch Covid-19 ở nước ta, nhất là tại trung tâm dịch mà chúng ta đang ứng phó”.
Ngành y phải cảnh giác cao hơn các ngành khác
Ngay khi bước chân vào năm 2021, theo Thủ tướng, tình hình dịch bệnh phức tạp với biến thể mới, khả năng lây nhiễm cao. Thủ tướng đề nghị toàn ngành y tế dồn toàn lực để khống chế dịch lây lan và điều trị bệnh nhân. Phải trang bị đầy đủ, kịp thời để bảo vệ ở mức cao nhất sự an toàn của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo sang cán bộ y tế và người nhà.
Thủ tướng kêu gọi ngành y tế và toàn bộ các thầy thuốc trên mọi miền Tổ quốc tiếp tục phát huy phẩm chất cao đẹp của ngành, của người bác sĩ, nhân viên y tế, luôn sẵn sàng, quyết tâm, trách nhiệm và dồn hết sức, tâm trí, tri thức và kinh nghiệm của mình, cùng toàn Đảng, toàn dân chiến thắng dịch Covid-19.
Toàn ngành tiếp tục đề cao cảnh giác, “toàn ngành phải cảnh giác cao hơn các ngành, lực lượng khác”. Ngành y tế phải báo động toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương, từ các bệnh viện lớn đến trạm y tế xã, phường, từ Bộ Y tế đến các sở, phòng y tế, các trung tâm nghiên cứu, “các đồng chí phải luôn sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh, nhất là Covid-19 đang diễn ra ở nhiều nơi”. Cần có phương án kịp thời hỗ trợ, chi viện cho các địa phương, sẵn sàng có những biện pháp mạnh để xây dựng bệnh viện dã chiến, sẵn sàng các sinh phẩm, vật tư y tế khác để cung ứng khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, không để bất ngờ xảy ra.
Các cấp, các ngành, nhất là các địa phương cần quan tâm chế độ chính sách, có biện pháp thiết thực chăm lo, động viên cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp chống dịch, nhất là trong dịp Tết, quan tâm vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên ngành y tế. “Tôi cũng đề nghị với các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế và các địa phương đề xuất kịp thời việc khen thưởng các tổ chức, các cá nhân có thành tích trong phòng chống dịch thời gian qua, đặc biệt các điểm dịch, tâm dịch mà chúng ta đang phòng chống quyết liệt trong giai đoạn hiện nay”.
Thủ tướng kêu gọi và mong muốn cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước hãy tiếp tục chung tay, đồng lòng và đồng hành trong cuộc chiến chống Covid-19 cả nước, trước hết là thực hiện Thông điệp 5K do ngành y tế phát động. Trước hết, thực hiện nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang cũng như không tập trung đông người, nhất là trong dịp Tết. “Tất cả chúng ta, các cấp, các ngành hãy cùng động viên, chia sẻ, bảo vệ, ủng hộ những người chiến sĩ áo trắng yêu quý của chúng ta trong cuộc chiến đầy cam go và hiểm nguy với Covid-19 lần này ở nước ta”.
Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, đã ký Nghị quyết 17 về chi hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống Covid-19 trong 5 ngày tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cho cán bộ nhân viên ngành y tế cũng như các đồng chí làm nhiệm vụ tại các cơ sở cách ly tập trung, phân luồng, làm thủ tục nhập cảnh, bảo vệ khu vực cách ly, người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tuyến biên giới, cán bộ y tế thường trực 24/24 tại cơ sở cách ly điều trị, người bị cách ly tập trung.
Thủ tướng cũng đề nghị trong dịp Tết này, tất cả các tỉnh ủy, thành ủy có hỗ trợ cần thiết cho cán bộ ngành y tế một cách thiết thực, cụ thể trong từng bệnh viện, trong từng điểm trực để “anh em có đủ sức khỏe chiến đấu chống lại căn bệnh này, để anh em làm việc ổn định, lâu dài kể cả vật chất và tinh thần”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ