Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng thị sát vùng tâm bão mạnh tàn phá tại Khánh Hòa

Kinhtedothi - Thủ tướng thị sát, thăm hỏi tình hình hoạt động sau gần 1 tháng cơn bão đi qua tại một số địa điểm từng nằm trong vùng tâm bão.

Thủ tướng tới thăm Trạm y tế xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ngày 30/11, tại Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả cơn bão số 12 (có tên quốc tế Damrey), cơn bão mạnh nhất nhiều năm qua đã đổ bộ vào Nam Trung Bộ hồi đầu tháng này, trong đó tỉnh Khánh Hòa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kiểm tra thực tế tại Trường THCS Văn Lang, huyện Vạn Ninh và Trạm y tế xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, 2 cơ sở gánh chịu nhiều thiệt hại, Thủ tướng đánh giá cao việc các đơn vị này đã khắc phục sơ bộ, bảo đảm cho công tác dạy học và khám, chữa bệnh cho người dân; yêu cầu tỉnh Khánh Hòa cùng với chính quyền cơ sở hỗ trợ các đơn vị này khắc phục hoàn toàn các thiệt hại.

Thủ tướng đến thị sát cảng cá, vùng ven biển thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, huyện có hơn 800 chiếc tàu thuyền bị chìm, mất tích và hư hỏng nặng do bão, hỏi thăm tình hình sản xuất, đời sống người dân nơi đây. Thủ tướng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình anh Huỳnh Duy Cương, ngư dân bị thiệt mạng do bão.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gia đình anh Huỳnh Duy Cương - đã thiệt mạng do giữ bè cá khi bão số 12 đổ vào. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cũng đến thị sát tình hình sản xuất, công tác khắc phục hậu quả bão tại Xí nghiệp may Khatoco (Tổng công ty Khánh Việt). Toàn bộ diện tích 10.000m2 của 2 nhà xưởng đều bị tốc mái hoàn toàn, thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Thiệt hại về nguyên vật liệu, phụ kiện may ước khoảng 20 tỷ đồng, có 1.500 máy của 14 dây chuyền sản xuất bị hư hỏng. Công tác khắc phục hậu quả dự kiến mất 45 ngày.

Chia sẻ khó khăn với DN, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ các đơn vị bị ảnh hưởng bởi bão sớm trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng thăm dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp May Khatoco. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đổ bộ vào đất liền tỉnh Khánh Hòa ngày 4/11, bão số 12 gây gió giật mạnh nhất đạt cấp 12-13, được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong vòng 20 năm qua xảy ra tại Nam Trung Bộ đã làm 108 người chết, mất tích và 364 người bị thương (trong đó tỉnh Khánh Hòa chịu thiệt hại nặng nhất với 45 người chết, mất tích và 299 người bị thương). Ước tính thiệt hại do cơn bão này gây ra lên đến trên 14.700 tỷ đồng.

Dự kiến, sau chuyến thị sát, Thủ tướng sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Khánh Hòa về các chính sách, biện pháp khắc phục hậu quả bão số 12.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ