Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Thuốc&Dinh dưỡng] Các vị thuốc Nam dưỡng tâm, an thần, hạ áp

Kinhtedothi - Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương; dùng trong các trường hợp âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, nên tâm không tàng thần, hoặc âm hư không nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên, khiến thần chí không ổn định.

Thuốc an thần dùng thích hợp với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, buồn phiền, bệnh thường do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Trong khi dùng thuốc, tuỳ theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho thích hợp.

Toan táo nhân: Dùng nhân hạt của cây Táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.), họ Táo ta (Rhamnaceae). Hạt hình tròn dẹt hay hình trứng dẹt có một đầu hơi nhọn, một mặt gần như phẳng, một mặt khum hình thấu kính, dài 5 - 8mm, rộng 4 - 6mm, dày 1 - 2mm, ở đầu nhọn có rốn hạt hơi lõm xuống, màu nâu thẫm. Mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu vàng, đôi khi có màu nâu thẫm. Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, bổ can đởm, liễm hãn. Trị âm huyết không đủ, tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt. Liều dùng: 3 - 6g (sinh táo nhân), 4 - 12g (hắc táo nhân).

Bá tử nhân: Hạt trong "nón cái" già (còn gọi là "quả") được phơi hay sấy khô của cây trắc bá (Platycladus orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 - 7mm, đường kính 1,5 - 3mm. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt. Chủ trị: An thần dưỡng khí, bổ tâm tỳ, nhuận huyết bổ huyết, nhuận trường; dưỡng tâm, an thần: dùng trị chứng tâm phiền hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, hay chiêm bao, hay quên, phối hợp với táo nhân, viễn chí. Liều dùng: 4 - 12g. Khi dùng sao qua.

Vông nem (Hải đồng): Folium Erythrinae. Lá đã phơi khô của cây Vông nem (Erythrina variegata L.), họ Đậu (Fabaceae). Lá có cuống dài gồm ba lá chét. Mỗi lá chét hình gần như ba cạnh, đầu lá thuôn nhọn, đáy vát tròn, mép lá nguyên, mặt lá nhẵn. Mỗi lá chét dài 6 - 13cm, rộng 6 - 15cm. Lá chét giữa thường có chiều rộng lớn hơn chiều dài, lá khô có màu lục xám, nhăn nheo, nhàu nát. Thường được cắt bỏ cuống hoặc để cuống dài dưới 1cm. Alkaloid erythrin trong lá và thân vông nem làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương, hạ huyết áp. Migarin làm giãn đồng tử. Lá Vông nem có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp. Chủ trị: An thần, thông kinh hoạt lạc, tiêu độc, khu phong trừ thấp. Liều dùng: lá, vỏ 8 - 16g, hạt 3 - 6g.

Lạc tiên (nhãn lồng, chùm bao, hồng tiên): Herba Passiflorae foetidae. Phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây lạc tiên (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae). Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5cm, mang tua cuốn và lá, có thể có lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 - 4cm. Chủ trị: dưỡng tâm an thần, thanh can giải nhiệt; Dưỡng tâm an thần: dùng trong bệnh tim hồi hộp, tâm phiền, mất ngủ. Dùng lá nấu canh ăn hoặc sắc riêng hoặc phối hợp với lá sen, lá vông. Liều dùng: 8 - 16g.

Bình vôi (ngải tượng): Radix Stephaniae. Dùng phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng phơi hay sấy khô của cây bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae). Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng. Trong cây bình vôi có Rotundin ít độc, có tác dụng trấn kinh rõ rệt, điều hòa hô hấp, hạ huyết áp, an thần, gây ngủ, chống co giật. Roemerin (alkaloid mới phát hiện trong Bình vôi) có tác dụng gây tê niêm mạc. Chủ trị: an thần, kiện vị, tiêu độc. An thần: dùng trong trường hợp suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ hoặc động kinh, điên giản, phối hợp Câu đằng. Liều dùng: 4 - 12g dưới dạng sắc hay bột.

Lưu ý: Có nhiều thuốc an thần mà việc chọn lựa sẽ tùy theo vào sự chỉ định điều trị. Trong điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc do bác sĩ chỉ định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ