Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

[Thuốc&Dinh dưỡng] Dị ứng sữa công thức ở trẻ em

Kinhtedothi - Dị ứng protein sữa bò (sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò.

Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện thông thường là “phản ứng dị ứng nhanh” hoặc “phản ứng dị ứng chậm”. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp nhất.
Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính một ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.

Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là trẻ hay bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa công thức vào lúc 2 tuổi.

Cũng cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp chất Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.

Để việc xử trí tình trạng dị ứng sữa mang lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của trẻ, cần thực hiện những bước quan trọng sau đây:

Ngưng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành. Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể hiểu rằng trẻ đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Lúc này, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ, tuy nhiên giá thành của những sản phẩm này thường rất đắt.

Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 - 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.

Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn khả năng tiết sữa. Cần lưu ý các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

Cần thông báo rõ cho những người chăm sóc trẻ như người bảo mẫu, thầy cô giáo mầm non, quản gia, ông bà nội/ngoại… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Tốt nhất, cha mẹ nên có những mẩu giấy nhỏ dán trực tiếp lên những thực phẩm có chứa sữa.

Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong những hồ sơ sức khỏe liên quan. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu trẻ có biểu hiện bị phản ứng phản vệ cấp tính cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ