Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thượng đỉnh Merkel-Putin: Lãnh đạo Đức, Nga khẳng định Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án thương mại

Kinhtedothi - Thủ tướng Đức và Tổng thống Nga tuyên bố dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại, bất chấp sự phản đối của Mỹ và Ukraina.

Ngày 18/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp gỡ ở gần thủ đô Berlin, tuy nhiên cuộc gặp lần này diễn ra với hình thức bất thường, khi hai bên tổ chức họp báo chung trước khi bắt đầu hội đàm chính thức.
Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel đã bàn bạc về nhiều vấn đề gồm xung đột ở Ukraine, tình hình nội chiến ở Syria, Thỏa thuận hạt nhân Iran cũng như dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 mà Mỹ phản đối.
Bắt đầu cuộc hội đàm, nói về dự án khí Dòng chảy Phương Bắc 2 - dự án dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh bà hy vọng Ukraine sẽ tiếp tục đóng vai trò trong việc trung chuyển khí đốt đến châu Âu, đồng thời hoan nghênh việc Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ukraine bắt đầu thảo luận vấn đề này.
Ông Putin nói động thái như vậy phải có ý nghĩa về mặt kinh doanh.
 Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel tại cuộc họp báo. Ảnh: Tass
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng điều chủ yếu là việc trung chuyển khí đốt tại Ukraine, vốn là truyền thống với chúng tôi, đáp ứng các yêu cầu kinh tế", ông nói. "Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 hoàn toàn là một dự án kinh tế".
Mỹ đang gây sức ép cho Đức chấm dứt việc phát triển dự án, cho rằng điều này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của Berlin vào Nga.
Ukraine lo lắng đường ống sẽ cho phép Moscow xóa bỏ vai trò trạm trung chuyển khí đốt của nước này, trong khi các nước láng giềng Đông Âu của Đức cũng đã nêu quan ngại về sự "xâm lấn" của Nga.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết không có thỏa thuận nào đạt được trong cuộc gặp của Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel.
Ông Peskov cho biết, tại cuộc hội đàm lần này, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đều khẳng định dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại, bất chấp sự phản đối của Mỹ và Ukraina.
Tại cuộc đối thoại,  bà Merkel khẳng định cả hai nước, mà đặc biệt là Nga với vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, có trách nhiệm xử lý cuộc xung đột ở Ukraine và tình hình nội chiến ở Syria.
Mối quan hệ giữa Nga và Đức đã bị căng thẳng kể từ khi Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine vào năm 2014.
Nhà lãnh đạo Đức nói rằng bà có kế hoạch nêu vấn đề nhân quyền với ông Putin và thảo luận về quan hệ song phương vốn trở nên căng thẳng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. "Tôi nghĩ rằng những vấn đề còn tranh cãi chỉ có thể được giải quyết trong các cuộc đối thoại và thông qua con đường đối thoại", bà Merkel nói.
Bà Merkel cũng hy vọng những nỗ lực mới sẽ được thực hiện vào đầu năm học mới để giải quyết vấn đề của lực lượng quân đội Ukraine và người ly khai tại khu vực Donbass.
Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và hoàn cảnh của rất nhiều người tị nạn vì cuộc nội chiến 7 năm ở nước này.
Nữ Thủ tướng Đức nói việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở tỉnh Idlib của Syria và khu vực xung quanh là điều quan trọng.
Tổng thống Putin nhấn mạnh phải làm mọi thứ để giúp những người tị nạn Syria hồi hương, đồng thời nói rằng Syria cần viện trợ để tái thiết.
Tổng thống Putin đến Đức tối 18/8 sau khi dừng chân tại Áo để tham dự đám cưới của Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl với doanh nhân Wolfgang Meilinger. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ