Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội
Kinhtedo thị- Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 15/11 sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 12 nội dung
Theo dự kiến chương trình phiên họp, ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Trong phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Luật: Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Dữ liệu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia
Phiên họp cũng xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2024 và cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao; xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc cử thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia.
Đại biểu Quốc hội chất vấn về nguồn lực thực hiện chuyển đổi số báo chí
Kinhtedothi - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ Bộ có kế hoạch như thế nào đối với nguồn lực tài chính và nguồn lực con người để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số báo chí.
Quốc hội thống nhất mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 7%
Kinhtedothi - Quốc hội Khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó quyết nghị tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố
Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, làm giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.