Thường vụ Quốc hội xem xét về tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)
Kinhtedothi - Dự kiến, sáng 14/3, ngày làm việc đầu tiên tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14-19/3, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Trong đó, về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1 ngày (ngày 18/3) để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với lĩnh vực tài chính và ngoại giao. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ đăng đàn trả lời đại biểu Quốc hội.
Phiên họp cũng xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 2/2024; xem xét, quyết định thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang; xem xét công tác nhân sự.
Tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Ngày 28/2, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với các cơ quan, cho ý kiến về các nội dung lớn trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước
Kinhtedothi - Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Thủ đô (sửa đổi) là dự án Luật khó, mang tính đặc thù, đa ngành, có nhiều nội dung khác với một số luật hiện hành. Đây là dự án Luật quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với xây dựng, phát triển Thủ đô mà còn đối với cả nước.
Bảo đảm Luật Thủ đô (sửa đổi) đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Kinhtedothi-Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chiều 5/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tiếp tục rà soát kỹ nội dung dự thảo; để Luật vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.