Tiền phải vào đúng chỗ
Kinhtedothi - Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay lên tới 337.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng quy mô hỗ trợ kinh tế từ tài khóa là 291.000 tỷ đồng, tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ được mong chờ sẽ là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 - 2021 ở mức rất thấp trong 10 năm trở lại đây. Suy giảm ở cả 3 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chỉ tăng hơn 4,8%, còn tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng âm 3,8%.
Số DN đăng ký thành lập mới giảm, số DN rút lui khỏi thị trường tăng mạnh trong khi đó, số DN gia nhập thị trường giảm xuống và có 119.800 DN rút lui khỏi thị trường năm 2021. Dịch bệnh cũng khiến 1,4 triệu lao động thiếu việc làm. Văn hóa, xã hội, y tế, đời sống, sức khỏe và tinh thần của người dân gặp nhiều khó khăn.
Việc xây dựng, ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cấp thiết. Đồng thời, đây mà nhiệm vụ nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2022, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2020 - 2025.
Nhìn rộng hơn, ở phạm vi toàn cầu, do tác động của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia đã sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp gói hỗ trợ DN, người dân, với quy mô nguồn lực khác nhau. Quy mô các giải pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ ở các nước phát triển lần lượt khoảng 10,9% GDP và 8,6% GDP; các nước mới nổi là 4,3% GDP và 3,4% GDP…
Tại Việt Nam, ước tính trong năm 2021, nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ người dân và DN đã được thực hiện, với tổng quy mô các chính sách chi hỗ trợ từ tài khóa và ngoài tài khóa là 269.464 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP.
Như vậy, cộng với Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô ước tính gần 350.000 tỷ (4,24% GDP) thì tổng hỗ trợ ở nước ta vào khoảng 7,44% GDP. Theo đánh giá của chuyên gia trong và ngoài nước, quy mô như trên tương đối phù hợp so sánh chung trên bình diện quốc tế.
Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Cơ quan soạn thảo cho biết chương trình sẽ giúp tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm khoảng 2,9% trong năm 2022 và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025; bảo đảm ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức ổn định khoảng 2 - 3%.
Dù vậy, để gói cứu trợ thực sự là "phao cứu sinh" hay không cần tính đến “phản ứng phụ”. Chấp nhận tăng bội chi 240.000 tỷ đồng mạnh tay thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên, từ bài học xương máu năm 2009, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, tiền chảy vào lĩnh vực đầu cơ hay lợi dụng chính sách...; làm sao thực hiện phải đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả, đúng và trúng; không hỗ trợ tràn lan, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, tránh lợi dụng chính sách, lãng phí…
Trong quá trình tài trợ gói tài khóa, tiền tệ, để hỗ trợ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả lượng và chất, năng suất lao động, những giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tốt hơn, mạnh hơn. Ngoài ra, theo như lời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thời gian thực hiện chỉ có 2 năm, nếu không bảo đảm triển khai nhanh, hiệu quả thì không còn là gói hỗ trợ khẩn cấp nữa.
Cần có giải pháp để củng cố niềm tin của các DN, nhà đầu tư thông qua đối thoại thường xuyên, giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư, DN. Về phía DN, bản thân mỗi DN trước hết tự thay đổi, để thích ứng với thay đổi bối cảnh mới. DN cần năng động, chủ động, sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn để thích ứng tốt hơn với xu hướng kinh doanh mới, thói quen tiêu dùng mới và công nghệ mới. Bởi, để phục hồi và vực dậy nền kinh tế, để gói hỗ trợ phát huy tác dụng tốt hơn thì đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên, từ Nhà nước đến người dân và DN.
Những thách thức lớn nhất đối với kinh tế thế giới năm 2022
Kinhtedothi - Các chuyên gia cho rằng nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và lạm phát tăng cao là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2022.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022
Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.