Tiếp tục đấu thầu tần số 4G và 5G
Kinhtedothi - Để tiếp tục đấu giá, Bộ TT&TT sẽ phải trình Chính phủ sửa đổi quy định liên quan về vấn đề đấu giá tần số.
Được biết, Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đang hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị đấu giá tiếp tần số 700 MHz cho 4G và 5G sớm nhất có thể.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ thương mại hóa mạng 5G trong năm 2023 bằng một phần thiết bị 5G trong nước sản xuất. Qua đó sẽ nâng cao năng lực tự chủ và phát triển công nghệ, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị nước ngoài và góp phần bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia.
Trước đó, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Tuy nhiên, giới chuyên gia viễn thông quốc tế cho rằng đối với Việt Nam, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng bởi trong vài năm tới, 4G vẫn là mạng phổ biến.
Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn và sau đó có thể phát triển nhanh từ năm 2025. Đến năm 2030, 5G dự kiến đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD.
Băng tần cho 4G, 5G đã được phép đấu giá
Kinhtedothi - Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Việt Nam chính thức triển khai đấu giá sử dụng tần số vô tuyến điện mạng 4G và 5G.
Không có nhà mạng nào nộp hồ sơ tham gia đấu giá tần số 4G, 5G
Kinhtedothi - Bộ TT&TT cho biết không có nhà mạng nào nộp hồ sơ và tiền đặt trước đăng ký tham gia đấu giá băng tần 4G, 5G dù đã hết thời hạn.
Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi chính thức có hiệu lực
Kinhtedothi - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện là hành lang pháp lý quan trọng nhằm phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.