Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tìm cách tiếp cận vụ sạt lở 13 người mất tích và 217 công nhân cô lập tại Phước Sơn

Kinhtedothi - Sáng 30/10, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Mạnh Hà chủ trì cuộc họp bàn phương án tiếp cập hiện trường vụ sạt lở ở Phước Sơn. Đồng thời, tìm cách tiếp cận 217 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 đang bị cô lập hoàn toàn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, hiện 2 đường tiếp cận đến xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam; nơi xảy ra vụ sạt lở khiến 13 người mất tích) đều không được. Từ xã đi vào hiện trường bị chia cắt hoàn toàn do lũ quét.
Hiện đường DH1 đi từ hướng xã Phước Thành tới Phước Lộc đã thông tuyến tới cầu Xà Oai. Tuy nhiên, từ cầu Xà Oai đi vào Phước Lộc còn khoảng 50km có rất nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng.
Cuộc họp bàn phương án tiếp cận hiện trường cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân.
“Nếu thời tiết thuận lợi như hôm qua sẽ huy động trực thăng. Nhưng hôm nay sương mù, phải tính toán cho thật kỹ. Nếu trời quang mây tạnh sẽ huy động máy bay”, ông Hà nói .
Vấn đề lương thực cho người dân nhiều xã ở Phước Sơn hiện không đảm bảo. Sạt lở chia cắt khiến đường sá không tiếp cận được, tình hình cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân rất căng thẳng. Đặc biệt, người dân mất nhà rất nhiều, như: Xã Phước Lộc trên 30 hộ mất nhà, xã Phước Thành 41 hộ mất sạch nhà và tài sản, xã Phước Kim cũng có 15 hộ mất hoàn toàn nhà ở. Trước tình hình đó, ông Nguyễn Mạnh Hà yêu cầu lực lượng của huyện Phước Sơn phải tính toán bố trí ăn ở tạm thời cho dân.
Ông Nguyễn Quảng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, trước mắt sẽ ưu tiên sử dụng lực lượng tại chỗ xã Phước Lộc và huy động lực lượng xã Phước Thành gần đó vào ứng cứu, tìm kiếm người mất tích trước. 
Hơn 217 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 bị cô lập hoàn toàn
Công ty thủy điện Đăk Mi 2 hiện còn 217 công nhân bị cô lập hoàn toàn, chia cắt. Sông Đăk Mi chưa thể qua đi qua được. Lương thực chỉ đủ ăn cho các công nhân 2 ngày. Vì thế, lực lượng chức năng đang tìm cách tiếp cận để tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Ban chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn kiến nghị, với một số công nhân bị cô lập, trước hết thực hiện tiếp tế lương thực, thực phẩm qua dây cáp đã được công ty kéo qua trạm vận hành tại khu vực cầu Khỉ. Với công nhân tại nhà máy và đập chính, tìm cây to cắt cho ngã ngang qua suối làm cầu hoặc kiểm tra đường từ Đăk Choong, Đăk Lây cơ động vào để tiếp tế lương thực. Phương án 3 là đề nghị trực thăng treo và thả lương thực, thực phẩm.
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn, Trung tá Nguyễn Trung Kiên trình bày phương án triển khai tiếp cận hiện trường. 
Trong khi đó, Huyện đội huyện Phước Sơn đề nghị đặt Sở chỉ huy tiền phương tại UBND xã Phước Công, để tiện chỉ huy tìm kiếm do gần với khu vực nhóm công nhân thủy điện bị cô lập và nhóm 13 người dân và cán bộ mất tích tại Phước Lộc.
Trong ngày hôm nay, các lực lượng (gồm Bộ Tư lệnh Quân khu V, Tỉnh đội, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an huyện, Huyện đội Phước Sơn và lực lượng tại chỗ của xã Phước Lộc và xã Phước Thành) triển khai các phương án tìm kiếm nhóm 11 người dân và 2 cán bộ mất tích tại xã Phước Lộc.
Đại tá Trương Quang Nhạn - Phó Tham mưu trưởng Bộ tham mưu Quân khu V đề xuất Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn sử dụng lực lượng và phương tiện xã Phước Lộc cùng các xã lân cận hỗ trợ nhau tìm kiếm 11 người dân và 2 cán bộ mất tích. Đặc biệt, phải đảm bảo đời sống cho người dân địa phương và điều tiết cho nhóm công nhân thủy điện nếu có thể.   
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ