Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tòa án đã xét xử 188 vụ, 297 bị cáo liên quan phòng, chống dịch Covid-19

Kinhtedothi- Sáng 8/11, báo cáo trước Quốc hội, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình cho biết, số lượng, chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các loại vụ việc tiếp tục nâng lên, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội đề ra.

Báo cáo công tác của các Tòa án tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong năm 2022, các Tòa án đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Số lượng, chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các loại vụ việc tiếp tục nâng lên, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội đề ra; tiếp tục thi hành hiệu quả Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đạt và vượt yêu cầu Nghị quyết Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến được tổ chức thi hành khẩn trương và đã phát huy hiệu quả tích cực trong thực tiễn.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình báo cáo tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Trong năm 2022, các tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc (đạt tỷ lệ 88,9%; cao hơn năm trước 7,7%). So với năm 2021, số vụ việc đã thụ lý tăng 29.944 vụ; đã giải quyết tăng 68.021 vụ.

Về các vụ án hình sự, các Tòa án giải quyết 97,71% số vụ đã thụ lý, vượt 9,71% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội. Việc xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Chất lượng tranh tụng được bảo đảm

Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,9%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá 1,5%).

Tòa án đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm. Các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền trên 4.027 tỷ đồng và nhiều tài sản khác.

Các tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đến nay, đã bổ nhiệm được hơn 3.000 Hòa giải viên. Các tòa án đã hòa giải, đối thoại thành theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 72.955 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,11%.

Tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà TANDTC và các TAND cấp cao phải giải quyết là 13.463 đơn/vụ; đã giải quyết được 8.403 đơn/vụ; đạt tỷ lệ 62,4%, vượt 2,4% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội đề ra

Bên cạnh các kết quả nêu trên, hoạt động của các Tòa án còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót như: Tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao; vẫn còn một số ít vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan; một số cán bộ không chịu rèn luyện đã vi phạm pháp luật và kỷ luật công tác.

Theo Chánh án TANDTC, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội, TANDTC. Tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, phát triển án lệ và giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Thẩm tra Báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của ngành Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nhận định, về cơ bản, các vụ án được đưa ra xét xử đúng thời hạn luật định. Mặc dù số lượng án thụ lý tăng, song số vụ án đã xét xử đạt cao (97,71%) và vượt 9,71% chỉ tiêu Quốc hội giao. Hình phạt được áp dụng cơ bản bảo đảm nghiêm minh; việc quyết định về án treo, cải tạo không giam giữ cơ bản chặt chẽ.

Bên cạnh đó, công tác giải quyết các vụ việc dân sự đạt kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù, số lượng thụ lý tăng nhiều (tăng 33.103 vụ, việc), song tiến độ giải quyết, nhất là án kinh doanh - thương mại được đẩy nhanh. Tỷ lệ giải quyết các vụ, việc dân sự đạt cao (đạt 87,07%) và vượt 9,07% chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, còn 17 vụ, việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan.

Theo Ủy ban Tư pháp, các Tòa án đã có nhiều nỗ lực trong công tác giải quyết án hành chính. Tỷ lệ giải quyết án tăng nhiều so với năm trước, đạt 72,6% và vượt 12,6% chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, tỷ lệ án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội (bị hủy 2,71%, bị sửa 2,5%).
Ngoài ra, sau nhiều năm không đạt chỉ tiêu của Quốc hội, năm nay tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đạt cao (đạt 62,4%) và vượt 2,4% so với chỉ tiêu Quốc hội giao.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị Chánh án TANDTC tăng cường chỉ đạo các Tòa án nâng cao chất lượng giải quyết các loại vụ án, nhất là án hành chính, bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ