Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tọa đàm chuyên đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”

Kinhtedothi – Vào 9 giờ sáng nay (23/4), Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”.

Tọa đàm chuyên đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” được tổ chức trực tiếp tại Hội trường tầng 5, Báo Kinh tế & Đô thị (địa chỉ: 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội). Đồng thời, tọa đàm được live stream trên Fanpage và kênh Youtube của Báo điện tử Kinh tế & Đô thị, kính mời quý độc giả theo dõi.

Theo Báo cáo nghiên cứu Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam do Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH  và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện vào tháng 11/2018 cho thấy: có 97,9% lao động phi chính thức ở Việt Nam không có BHXH. Đến năm 2023, lao động phi chính thức ở Việt Nam không có BHXH vẫn chiếm tới 98%. Đáng chú ý, trong tổng số gần 18 triệu lao động phi chính thức nhưng chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, 1,9% đóng BHXH tự nguyện.

Các diễn giả nhận hoa của Ban tổ chức. Ảnh: Khánh Huy

Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều người lao động phi chính thức “lọt lưới an sinh”; đồng nghĩa với họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong việc thụ hưởng chính sách an sinh xã hội vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.

Với mong muốn tăng tỷ lệ người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo an sinh xã hội, nhất là sau khi hết tuổi lao động, Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm chuyên đề với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”.

Tọa đàm Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” được tổ chức trước thềm kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật BHXH (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Do đó những nội dung các diễn giả và báo chí nêu ra cùng những đề xuất, khuyến nghị trong buổi tọa đàm sẽ góp thêm tiếng nói để các đại biểu Quốc hội tham khảo cũng như có quyết định thấu đáo trước khi bấm nút thông qua dự án Luật BHXH (sửa đổi).

Nội dung buổi tọa đàm Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” sẽ xoay quanh các vấn đề, bao gồm:

- Bức tranh toàn cảnh về người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện;

- Những khó khăn, trở ngại, nguyên nhân khiến nhiều người lao động ở khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn;

- Việc các DN trốn đóng, nợ đóng BHXH cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý người lao động tham gia BHXH. Vậy cần có những chế tài xử lý mạnh tay các DN trốn đóng BHXH như thế nào để bảo vệ quyền lợi của người lao động?

- Nên có quy định bắt buộc tham gia BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức, không có hợp đồng lao động để không ai bị bỏ lại hệ thống an sinh xã hội của đất nước?

 

Trân trọng kính mời độc giả quan tâm theo dõi tại live stream trên Fanpage và kênh Youtube của Báo điện tử Kinh tế & Đô thị.

- Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) có những điểm gì mới có tính chất đột phá, hấp dẫn, bảo vệ lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện? Và có giải quyết được những vướng mắc hiện tại liên quan đến tỷ lệ người lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện?

- Nhà nước có cần tăng mức hỗ trợ để hấp dẫn người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện hay mở rộng đối tượng được hỗ trợ?

- Có nên thiết kế các gói BHXH ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động khu vực phi chính thức?

Ban tổ chức tọa đàm Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” còn nhận được bài viết tham luận của các chuyên gia BHXH, an sinh xã hội như Trưởng phòng Truyền thông, BHXH thành phố Hà Nội Dương Thị Minh Châu; nguyên Viện trưởng Viện Khoa học BHXH Việt Nam TS Phạm Đình Thành; nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội TS Nguyễn Hữu Dũng. Các chuyên gia đã chia sẻ những giải pháp sáng tạo, hiệu quả đang được thực hiện mang lại hiệu quả; cùng nhiều đề xuất giải pháp để tăng tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc.

Khách mời tham dự buổi tọa đàm gồm có:

- PGS.TS Bùi Thị An, nhà khoa học, nguyên đại biểu Quốc hội - Ủy viên, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa XIII (Nhiệm kỳ 2011 – 2016);

- Ông Đỗ Ngọc Thọ - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam;

- TS Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, BHXH Hà Nội;

- GS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp, Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Qua 3 năm tổ chức, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai, đến nay, Cuộc thi được phát triển thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” với những hoạt động gợi mở và bứt phá. Nằm trong khuôn khổ Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng”, hôm nay, Ban Tổ chức thực hiện Tọa đàm chuyên đề “Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng năm 2024” phát biểu tại tọa đàm chuyên đề “Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” . Ảnh: Khánh Huy

Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban Tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng năm 2024”  cho biết: "Trước tiên, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các vị khách mời, các đồng nghiệp báo chí T.Ư và Hà Nội tham gia tọa đàm “Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”.

Xin cảm ơn Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã phối hợp, hỗ trợ Báo Kinh tế &Đô thị tổ chức cuộc thi Những cống hiến thầm lặng suốt 3 năm qua và thực hiện nhiều cuộc Tọa đàm có ý nghĩa lớn."

Ông Nguyễn Thành  Lợi thông tin thêm, theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện nay cả nước có tổng số hơn 33 triệu lao động phi chính thức, trong đó  chỉ 0,2% được đóng bảo hiểm bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào, dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động. Điều  đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.

Bởi, lao động khu chính thức lại chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như: BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức hiện đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.

"Chúng tôi rất mong muốn, chúng ta nêu ra những vấn đề cốt yếu để gợi ra những thông tin về bức tranh lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, những khó khăn, trở ngại khiến người lao động ở khu vực phi chính thức gặp phải cũng như đề xuất các giải pháp, việc sửa đổi chính sách để tới đây có thêm nhiều người lao động ở khu vực phi chính thức được tiếp cận hệ thống BHXH tự nguyện, đảm bảo chính sách an sinh khi hết tuổi lao động.

Hy vọng, những khuyến nghị trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói trong quá trình các cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo Luật BHXH sửa đổi)" - Ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.

Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 tại tọa đàm chuyên đề “Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Khánh Huy

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Phó Trưởng Ban tổ chức Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024  cho biết: “Sau 15 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 1,45 triệu người, con số này còn khiêm tốn. Lý do là lao động khu vực phi chính thức chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, điều kiện và thu nhập đảm bảo tham gia BHXH tự nguyện không nhiều. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Những rào cản về chính sách khiến người lao động đắn đo khi tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Điều này dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.

Qua 7 năm thực hiện, Luật BHXH năm 2014 đạt nhiều kết quả nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế như diện bao phủ còn thấp so với tiềm năng. Đến nay, số người tham gia BHXH mới đạt trên 38% lực lượng lao động trong độ tuổi, việc nâng tỷ lệ lên 60% vào năm 2030 là thách thức không nhỏ. Tình trạng trốn đóng BHXH còn phổ biến, bình quân trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm, ảnh hưởng quyền lợi người lao động... Do đó, cần thiết phải sửa đổi Luật BHXH năm 2014.

Các diễn giả tại phiên thảo luận 1. Ảnh: Khánh Huy

Có thể thấy, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã bám sát 5 chính sách được Quốc hội thông qua, bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Trên cơ sở đó, dự thảo Luật cụ thể hóa quy định các nội dung lớn như: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng theo định hướng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH; bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu; vấn đề hưởng BHXH một lần; về chi phí quản lý BHXH; bổ sung quy định nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.”

Ông Tạ Việt Anh nhấn mạnh: “Buổi tọa đàm được diễn ra trước thềm Quốc hội chuẩn bị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội về Luật BHXH (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Vì thế, những nội dung các diễn giả nêu ra, đặc biệt là những khuyến nghị để sửa đổi Luật BHXH trong buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp thêm tiếng nói để các cơ quan chức năng, các đại biểu Quốc hội tham khảo để có quyết định thấu đáo trước khi bấm nút thông qua dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).”

3 mô hình tiêu biểu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

3 mô hình tiêu biểu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hơn 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hơn 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ