Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tổng đàn gia cầm tăng nóng: Lại lo đối mặt dịch cúm gia cầm

Kinhtedothi - Dịch tả lợn châu Phi lan rộng đã làm thiệt hại hơn 4 triệu con lợn trên cả nước. Nuôi lợn gặp khó khăn, lại được khuyến cáo không tái đàn khi dịch vẫn chưa được khống chế, hiện nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển đổi vật nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, khiến tổng đàn tăng nóng trong những tháng gần đây.

Lấy mẫu swab giám sát lưu hành virus cúm gia cầm. Ảnh: Phương Nga
Ồ ạt chuyển sang chăn nuôi gia cầm
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tổng đàn gia cầm của cả nước trong 6 tháng qua đã tăng 7,5%; sản lượng trứng gia cầm đạt gần 7 tỷ quả, tăng 11,4%. Tại Hà Nội, hiện nay tổng đàn gia cầm đạt xấp xỉ 32 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cùng kỳ năm 2018. Chia sẻ về vấn đề này, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Dương cho biết: Hiện nay lợn vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 70% cơ cấu sản lượng thịt của Việt Nam, gia cầm chiếm khoảng 20%, trâu bò chiếm khoảng 7%, còn lại là các loại thịt cá khác.
Hiện nay, các chủng virus cúm gia cầm động lực cao đang lưu hành ở một số quốc gia trong khu vực chủ yếu là cúm A/H5N1, H1N1, H7N9, H10N8, H5N6. Các chủng virus này đều có nguy cơ xâm nhập, lây nhiễm trên các đàn gia cầm ở nước ta, nguy hiểm hơn bệnh có thể lây sang người.
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Bạch Đức Lữu
Trong khi đó, cơ cấu tỷ lệ vàng về các sản phẩm chăn nuôi tại các quốc gia phát triển là lợn chiếm khoảng 40%, gia cầm 40% và 20% là các sản phẩm khác. Do đó, ngay sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi. Theo đó, sẽ tăng chăn nuôi gia cầm lên 7%, bò thịt tăng lên 5%. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), mặc dù khuyến khích chăn nuôi gia cầm để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nhưng việc tăng nóng đàn trong một thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi thời gian quay vòng của chăn nuôi gia cầm rất nhanh, ví dụ như chăn nuôi gà công nghiệp chỉ từ 35 – 40 ngày đã có thành phẩm. Nếu người dân vẫn tiếp tục ồ ạt tái đàn, trong thời gian tới sẽ dẫn đến nguy cơ chăn nuôi gia cầm bị thoái hóa. Điều này sẽ tăng rủi ro về giá và đặc biệt là nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Vì đa phần những hộ chăn nuôi lợn chuyển sang chăn nuôi gia cầm thường chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc và phòng bệnh. Cùng với đó, tư tưởng chỉ chuyển đổi chăn nuôi tạm thời nên công tác phòng chống dịch bệnh thường bị lơ là.

Cảnh báo nguy cơ dịch cúm gia cầm

Thời gian từ nay tới cuối năm, nhiệt độ thấp kèm theo mưa, đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh cúm gia cầm phát triển và lây lan. Trong khi đó, việc vận chuyển lưu thông, giết mổ gia cầm dịp này rất lớn, cũng là nguyên nhân lây truyền bệnh cúm gia cầm. Điều đáng bàn nhất chính là phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi nông hộ là số lượng đàn nuôi nhỏ, thả rông, chuồng trại đơn giản... làm tăng nguy cơ phát sinh và bùng phát dịch bệnh.

Trong quá khứ, thiệt hại về bệnh cúm gia cầm ở nước ta là không hề nhỏ và chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Có thể điểm lại vào năm 2003, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 đã gây thiệt hại hơn 45 triệu con gia cầm. Không chỉ gây bệnh trên đàn gia cầm, cúm gia cầm còn ảnh hưởng đến con người. Giai đoạn 2003 – 2014, virus cúm gia cầm đã lây nhiễm cho 127 người, trong đó có 64 người tử vong.

Cục trưởng Cục Thú y Bạch Đức Lữu khuyến cáo: Để kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia cầm và giảm nguy cơ gây bệnh sang người, đòi hỏi người chăn nuôi phải thay đổi tư duy chăn nuôi, chuyển sang chăn nuôi chuyên nghiệp. Cụ thể, thay đổi tổng thể từ việc thiết kế và xây dựng chuồng trại, sử dụng con giống chất lượng, có chế độ dinh dưỡng phù hợp từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Thực hiện tốt các biện pháp tiêm phòng bệnh cho gia cầm, tránh tình trạng bị động khi dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, người chăn nuôi cần có kế hoạch, lộ trình rõ ràng và phải xác định là chăn nuôi gia cầm chuyên nghiệp chứ không nên làm kiểu tay ngang. Đây cũng là giải pháp để người chăn nuôi tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, cũng như đủ sức chống chọi với những thách thức của dịch bệnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ