Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Top 5 loại thảo dược hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Kinhtedothi - Viêm mũi dị ứng là một phản ứng hoặc tình trạng dị ứng với các dị nguyên ngoài trời cũng như trong nhà ảnh hưởng chủ yếu đến mắt và mũi gây tắc nghẽn đường hệ hô hấp.

Dưới đây là một số loại trà với hoạt chất kháng histamine mạnh mẽ có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng này.

Trà gừng mật ong

Gừng, mật ong là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm. Gừng có vị nồng, cay, có khả năng chữa trị rất nhiều căn bệnh. Đặc biệt là do có chứa hoạt chất Histamin nên gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau đầu, chảy nước mũi và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Một nghiên cứu năm 2020 trên BMC cho thấy chiết xuất gừng và loratadine (một loại thuốc điều trị dị ứng) đều cho công dụng tốt như nhau và cả hai đều cải thiện triệu chứng mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Chiết xuất gừng cũng gây ra ít tác dụng phụ hơn.

Cách làm: Bỏ gừng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó đổ hỗn hợp vừa xay vào cốc nước vừa đun sôi, cho thêm thanh quế vào. Sau khi các nguyên liệu đã ngấm trong nước, tiến hành vắt chanh và thêm hai muỗng mật ong vào. 

Uống đều đặn mỗi ngày 3 ly để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trà cây tầm ma (Urtica dioica)

Cây tầm ma được sử dụng phổ biến trong y học dân gian với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

Một đánh giá năm 2018 trên MDPI cho thấy tác dụng của cây tầm ma lên các thụ thể và enzyme có liên quan tới phản ứng dị ứng và đây là bằng chứng hữu ích cho ứng dụng chiết xuất cây tầm ma vào phương thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường.

Cách làm: Ngâm 2 - 3 thìa cà phê lá tầm ma khô trong 1 lít nước sôi trong từ 10 - 15 phút. Lưu ý để giữ được hàm lượng vitamin C tối đa của loại thảo mộc này thì nhiệt độ nước nên từ 50 - 60 độ C.

Tác dụng phụ có thể gặp: Khó chịu tại đường tiêu hóa.

Trà xanh

Loại trà này đã được chứng minh là giúp cản trở sự kích hoạt của tế bào mast (là tế bào có nhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes) và ngăn chặn giải phóng histamine.

Nguyên nhân là nhờ loại trà này chứa hàm lượng catechin methyl hóa và cpigallocatechin gallate (EGCG) cao - cả 2 hợp chất này đều được biết đến với tác dụng chống dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa tuyết tùng, một nghiên cứu năm 2013 trên NCBI cho biết.

Cách làm: Pha trà xanh, uống từ 3 - 5 cốc mỗi ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp: Mặc dù không phổ biến, nhưng các vấn đề về gan đã được báo cáo ở những người uống chiết xuất trà xanh ở dạng viên. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Ở liều cao, trà xanh có thể làm giảm nồng độ trong máu và hiệu quả của thuốc chẹn beta nadolol.

Trà rễ cam thảo (Glycyrrhiza uralensis)

Do đặc tính chống viêm mạnh nên loại trà này giúp giảm triệu chứng dị ứng và được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm nhiễm. 

Các thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy kết quả khả quan sau 3 ngày sử dụng. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tác dụng tích cực của trà rễ cây cam thảo đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Cách làm: Chuẩn bị cảm thảo và khoảng 230ml nước đun sôi, cho cam thảo vào rồi ngâm từ 10 - 15 phút. Có thể uống từ 3 - 4 cốc mỗi ngày sau ăn. Tuy nhiên không nên uống liên tục hàng ngày trên 4 tuần.

Tác dụng phụ có thể gặp: Mặc dù rễ cam thảo được coi là thảo mộc an toàn nhưng nếu tiêu thụ số lượng lớn có thể gây tăng huyết áp và giảm nồng độ kali máu. Nếu bạn đang điều trị tăng huyết áp hay bị bệnh tim, thận thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trà nghệ (Curcuma longa)

Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng ngăn chặn sự giải phóng histamin từ tế bào, giúp giảm phản ứng dị ứng. 

Trong một nghiên cứu, củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống dị ứng ngăn chặn sự giải phóng histamine từ tế bào mast nhờ chất curcumin. Curcumin cũng nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn nhằm hỗ trợ chức năng miễn dịch. Uống trà nghệ giúp giảm kích ứng và sưng tấy do viêm mũi dị ứng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó giúp giảm phản ứng dị ứng ở động vật. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trên người để xác nhận và kết luận về những kết quả này.

Cách làm: Chuẩn bị 1 - 2 thìa cà phê bột nghệ vào 2 cốc nước sôi, đun nhẹ trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Bạn có thể thêm một chút hạt tiêu đen vào hỗn hợp này để cơ thể hấp thụ curcumin tốt hơn.

Tác dụng phụ có thể gặp: Nếu dùng nghệ với số lượng lớn có thể không an toàn, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với thể trạng của bạn.

Bên cạnh một số thảo dược này, biện pháp xông hơi với tinh dầu và các hoạt động thể dục như đi bộ, đạp xe, tập trên máy chạy bộ... cũng có tác dụng tốt nhằm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. 

7 loại thảo dược hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

7 loại thảo dược hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

Thoát bệnh nhờ giảm cân an toàn, chuẩn y khoa

12/01/2025 | 22:09

Kinhtedothi - Sau 3 tháng ra mắt, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng. Nhiều người đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi giảm cân thành công, cải thiện sức khỏe, không còn phải uống thuốc huyết áp, giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tránh nguy cơ phải thay khớp và đột quỵ.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

10/01/2025 | 13:22

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi bộ quá nhiều?

10/01/2025 | 09:06

Kinhtedothi - Đi bộ không chỉ là cách đơn giản và hiệu quả để duy trì thể lực mà còn là cách để kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nếu đi bộ quá nhiều sẽ gây ra những tổn thương nguy hiểm.

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

Nút mạch tuyến tiền liệt cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu

08/01/2025 | 14:34

Kinhtedothi - Bệnh nhân 72 tuổi có khối lượng tuyến tiền liệt “siêu lớn” 82g (gấp khoảng 4 lần bình thường) đang sử dụng thuốc chống đông máu, phải sống chung với rối loạn tiểu tiện nhiều năm. Nhờ giải pháp nút mạch tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Hồng Ngọc bệnh nhân đã được điều trị dứt điểm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ