Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh có 35 doanh nghiệp được cấp phép mua bán Xyanua

Kinhtedothi – Xyanua là loại hóa chất độc, nguy hiểm, do đó thẩm quyền cấp phép sản xuất, kinh doanh xyanua thuộc Cục Hóa chất Bộ Công Thương. Hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 35 doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh hóa chất này.

Chiều 21/11, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tăng Hữu Phong cùng Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hồi đồng chủ trì họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tăng Hữu Phong cùng Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hồi đồng chủ trì họp báo

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Minh Tâm–Trưởng phòng Kỹ thuật An toàn môi trường Sở Công Thương, đã trả lời về tình hình kinh doanh, sản xuất hóa chất xyanua trên địa bàn.

Bà Minh Tâm cho biết, xyanua là chất có trong danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Do đó, thẩm quyền cấp phép loại hóa chất này thuộc Cục Hóa chất Bộ Công Thương, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 35 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh xyanua.

Để kiểm soát số lượng xyanua mua bán trên địa bàn TP, sau khi doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp phép, trên cơ sở dữ liệu cấp phép được Bộ Công Thương chia sẻ, định kỳ hằng năm Sở Công Thương rà soát, tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp cùng Cục Hóa chất Bộ Công Thương, Công an TP, Cục Quản lý thị trường TP, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm–Trưởng phòng Kỹ thuật An toàn môi trường Sở Công Thương trả lời về hoạt động mua bán xyanua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

“Chính vì chất độc xyanua là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng việc mua bán lại khá dễ dàng (bán trên mạng xã hội), chợ Kim Biên (quận 5). Vì vậy, để kiểm soát, Sở Công Thương đã tăng cường kiểm tra và giám sát: phối hợp các cơ quan chức năng như Công an TP, Cục Quản lý thị trường TP kiểm tra đột xuất, hậu kiểm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh hóa chất về nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, điều kiện kinh doanh, quản lý, vận chuyển, nơi lưu trữ... Đặc biệt tập trung tại các khu vực như chợ hóa chất Kim Biên, các khu công nghiệp, khu chế xuất để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại.

Phối hợp với Cục Hóa chất Bộ Công Thương rà soát toàn bộ các doanh nghiệp đã được cấp phép nhập khẩu, kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn TP. Qua đó, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp quản lý, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh hóa chất, đặc biệt là xyanua” bà Minh Tâm nói.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, từ năm 2021-2024, Sở Công Thương đã triển khai nhiều kế hoạch và hoạt động cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường TP, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP và các đơn vị liên quan nhằm kiểm soát việc mua bản,  kinh doanh chất độc xyanua.

Số hóa chất xyanua do Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện, thu giữ.

Liên quan đến hóa chất xyanua, Thượng tá Nguyễn Thăng Long – Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm qua Công an TP đã phối hợp các sở, ngành chức năng TP tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định pháp luật liên quan hoạt động kinh doanh hoá chất nói chung, chất độc xyanua nói riêng trên địa bàn; đã tổ chức cho 388 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất ký “Bản cam kết chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh hóa chất lĩnh vực công nghiệp”.

Thời gian gần đây, trên địa bàn nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng chất độc xyanua, gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người. Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các tội phạm liên quan đến việc sử dụng hoá chất, Công an TP triển khai thực hiện kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.

“Qua phối hợp các ngành chức năng kiểm tra 177 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất; đã phát hiện, xử lý hành chính 14 trường hợp kinh doanh hoá chất (không liên quan đến kinh doanh, mua bán xyanua); đã khởi tố 6 vụ án với 31 bị can về tội “Mua bán trái phép chất độc” quy định tại điều 311 Bộ luật Hình sự 2015, thu giữ hơn 9.700 kg xyanua...”, Thượng tá Nguyễn Thăng Long cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ