Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Giãn cách xã hội thêm một tháng để sớm trở lại trạng thái bình thường mới

Kinhtedothi - Tại lễ phát động "Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và ra mắt trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn do dịch Covid-19" tổ chức vào sáng 15/8, ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ giãn cách xã hội thêm 1 tháng để từng bước đưa TP trở về trạng thái bình thường mới.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến hết sức phức tạp. Trong khi đó, các tỉnh xung quanh TP có số ca nhiễm mới tăng nhanh. Riêng đối với TP Hồ Chí Minh, số ca nhiễm vẫn còn cao (trung bình khoảng 3.000 ca/ngày – số liệu được đưa ra tại họp báo ngày 13/8 – PV), hệ thống điều trị bị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỷ lệ tử vong vẫn chưa giảm… Hiện nay, nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu chúng ta mất cảnh giác, chủ quan.
 Phong tỏa đường Đông Hưng Thuận 8, quận 12, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hà Nam
Ông Phan Văn Mãi cho biết thêm, việc kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn trước ngày 15/9 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra cho TP nhiều thách thức, nhưng đây cũng là mong muốn chung của cả TP.
Nói về hướng đi trong thời gian tới trong công tác phòng chống dịch bệnh, Phó Bí thư Phan Văn Mãi cho biết, TP sẽ ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch, đặt sức khỏe tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Vì vậy sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng (từ 15/8 đến 15/9) để tập trung khống chế nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất có thể, đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế TP. Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa TP trở về trạng thái bình thường mới…
Dự kiến, hôm nay (15/8), UBND TP Hồ Chí Minh sẽ ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn cho 1 tháng tới (từ 15/8 đến 15/9). Kế hoạch sẽ bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ cuối 15/8 đến cuối tháng 8/2021, giai đoạn 2 từ cuối tháng 8/2021 đến 15/9/2021. Kế hoạch phòng chống dịch sẽ đặt ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể cho từng giai đoạn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ