Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Lấy ý kiến người dân việc đặt lư hương tại tượng Trần Hưng Đạo

Kinhtedothi - Ngày 3/11, đại diện UBND quận 1 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, quận đang tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án thiết kế, chỉnh trang Công viên cảng Bạch Đằng và Công viên Mê Linh.

Theo đó, trong phương án chỉnh trang Công viên Mê Linh đang được quận 1 tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, trong đó có việc đặt lư hương phía trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo hướng ra sông Sài Gòn. 
Phương án được trình bày bằng màn hình chiếu đoạn phim giới thiệu, kết hợp trưng bày một số hình ảnh màu của phương án. Người dân có thể góp ý trực tiếp vào sổ góp ý tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận 1 (số 47 Lê Duẩn, phường Bến Nghé) trong khoảng thời gian từ ngày 1/11 đến hết ngày 5/11.
TP Hồ Chí Minh sẽ trùng tu tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng với việc cải tạo Công viên Mê Linh. Ảnh: Kim Thy
Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, một màn hình trình chiếu đoạn phim giới thiệu về phương án thiết kế, chỉnh trang công viên Bạch Đằng và Công viên Mê Linh, kèm theo sổ để người dân ghi lại góp ý.
Theo phương án được trình chiếu, công viên cảng Bạch Đằng kéo dài từ cầu Khánh Hội với điểm nhấn là Cột cờ Thủ Ngữ, chạy dọc bờ sông là mảng xanh và một số cầu tàu, nhà ga bến thủy nội địa.
Công viên Mê Linh cũng được cải tạo, tăng thêm mảng xanh. Riêng tượng đài Trần Hưng Đạo có thêm lư hương đặt trước tượng phía đường Tôn Đức Thắng hướng ra sông Sài Gòn. Vào ngày 17/2/2019, quận 1 di chuyển lư hương trước tượng đài về Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (phường Tân Định).
Cán bộ phụ trách cho biết, việc lấy ý kiến người dân được triển khai tại trụ sở UBND quận 1 và trụ sở Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 1 – 5/11. Khi người dân đến làm thủ tục hành chính, bảo vệ sẽ thông báo về việc lấy ý kiến góp ý chỉnh trang Công viên Bạch Đằng và Công viên Mê Linh. Nếu người dân muốn góp ý sẽ được hướng dẫn vào bên trong phổ biến thông tin và ghi góp ý vào sổ.
Để việc lấy ý kiến được triển khai rộng rãi, quận 1 đã đăng thông tin lên trang thông tin điện tử, mạng xã hội của quận 1 (trang Cột cờ Thủ Ngữ).
Liên quan đến vụ việc nói trên, chiều ngày 3/11, chia sẻ với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, chị L.T.K.C. (ngụ Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho biết, ủng hộ chủ trương của chính quyền quận 1. Đồng thời, hi vọng trong thời gian tới, UBND quận 1 sẽ trang trí để tượng Đức Thánh Trần trở thành một thắng cảnh phục vụ cho người dân và du khách đến tham quan. 
“Toàn tuyến Tôn Đức Thắng gần như tâm điểm gắn kết phố đi bộ Nguyễn Huệ phục vụ du khách vãng lai, kết nối trong phạm vi rộng hướng về TP Thủ Đức. Do vậy, việc chỉnh trang công viên cảng Bạch Đằng và công viên Mê Linh có ý nghĩa quan trọng. Từ đây người dân có thể thưởng ngoạn, sinh hoạt công cộng...” – chị L.T.K.C. nói.
Đồng quan điểm, anh N.Q.H. (ngụ Nguyễn Cảnh Chân, quận 1, TP Hồ Chí Minh) cũng cho biết, ủng hộ phương án thiết kế của chính quyền quận 1 nói riêng, và chính quyền TP nói chung.

“Tôi mong các cấp chính quyền nhanh chóng thực hiện để người dân thành phố có chỗ vui chơi vào cuối tuần, hoặc các dịp lễ tết quan trọng của đất nước” – anh N.Q.H. chia sẻ.
Đánh giá về phương án thiết kế, chỉnh trang công viên cảng Bạch Đằng và công viên Mê Linh, chuyên gia Xã hội học Nguyễn Duy Hải cho rằng, dưới góc độ quy hoạch kiến trúc đô thị thì việc cải tạo công viên Bạch Đằng là điều nên làm trong bối cảnh hiện nay. Vì điều này sẽ giúp đồng bộ với hệ thống kiến trúc chung của quận 1 nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung.
Tuy nhiên, về khía cạnh xã hội việc cải tạo và chỉnh trang (mô hình, kiến trúc theo kiểu mẫu nào, vật liệu, bố cục...) thì cần lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, quan trọng nhất là cần tôn trọng giá trị lịch sử, giữ gìn các đặc trưng văn hóa Việt Nam để người dân nhớ đến công lao của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Ngoài ra, dưới góc độ tôn giáo, tâm linh cũng cần phục dựng lại các hiện vật đã gắn với lịch sử tồn tại của Công viên Bạch Đằng, nhất là với Đức thánh Trần Hưng Đạo. Điều này tạo điều kiện cho nhân dân bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng có công dựng nước, giữ nước mỗi khi có sự kiện tưởng nhớ đến Đức Thánh Trần.
Trước đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cũng cho rằng, người dân TP rất quan tâm đến bộ mặt đô thị, đặc biệt là tuyến đường Tôn Đức Thắng. Đây là tâm điểm gắn kết phố đi bộ Nguyễn Huệ, phục vụ du khách, kết nối TP Thủ Đức hiện nay. Do đó việc tôn tạo, chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng và tuyến đường Tôn Đức Thắng là cần thiết nhưng do dịch nên tạm dừng. Bên cạnh việc nâng cấp, chỉnh trang công viên Công trường Mê Linh, TP còn mở rộng xem xét để tạo ra không gian văn hóa.
"Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo do yếu tố thời gian đã xuống cấp. Việc tôn tạo, tu bổ tượng sẽ được thực hiện chu đáo để thể hiện tấm lòng với Đức Thánh Trần" - ông Khuê thông tin.
Ông Khuê cũng cho biết, UBND quận 1 đã có đề xuất và báo cáo nâng cấp toàn tuyến, trong đó có điểm nhấn là Công trường Mê Linh và tượng đài Đức Thánh Trần. Sau khi TP trở lại trạng thái bình thường mới, UBND TP sẽ chỉ đạo tiến hành khẩn trương. Đây là sự mong chờ của TP Hồ Chí Minh và Nhân dân, kết hợp cùng phố đi bộ, đường sách, tạo ra không gian văn hóa phục vụ người dân và du khách. Đồng thời, tạo điểm nhấn về sự phát triển của đô thị TP.
Được xây dựng từ trước năm 1975 bằng bê tông cốt thép, tượng đài Trần Hưng Đạo đặt tại công trường Mê Linh, quận 1 đang xuống cấp. Tượng cao 4m được đặt trên bệ ba cạnh cao 12m, ốp đá màu nâu, 3 mặt đế tượng có 6 mảng phù điêu diễn tả các trận tiêu diệt giặc ngoại xâm. Tháng 2/2019, quận 1 cho trang trí lại khu vực tượng đài Hưng Đạo Vương, đồng thời dời lư hương trước tượng đài về đền thờ trên đường Võ Thị Sáu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ