Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ đồng, thấp nhất 400 ngàn đồng

Kinhtedothi – Mức thưởng Tết Nguyên đán nêu trên thuộc khối doanh nghiệp (DN) vốn nước ngoài (FDI). Theo đó, người nhận cao nhất 2,078 tỷ đồng, thấp nhất là 400.000 đồng. Đối với khối DN vốn trong nước, mức thưởng cao nhất 250 triệu đồng, thấp nhất 500.000 đồng.

Thông tin về công tác chăm lo Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đối với đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động trên địa bàn được ông Phùng Thái Quang - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hồ Chí Minh cung cấp cho báo chí tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP diễn ra vào chiều 11/1.

Công nhân tại các DN ở TP Hồ Chí Minh luôn là đối tượng được LĐLĐ TP quan tâm giúp đỡ vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Ảnh: Tân Tiến.

Theo ông Phùng Thái Quang, qua nắm tình hình lương, thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại các DN, tính đến ngày 11/1, đã có 2.075 DN (có tổ chức Công đoàn) báo cáo. Trong đó, khối DN Nhà nước có mức thưởng cao nhất 67 triệu (chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Tourist tại Côn Đảo), trung bình 5,6 triệu/người, thấp nhất 2 triệu đồng (Công ty Dịch vụ Công ích quận 12).

Đối với DN vốn nước ngoài (FDI), mức thưởng Tết cao nhất là 2,078 tỷ đồng (Công ty trong Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh), trung bình: 6,5 - 12 triệu đồng/người, thấp nhất là 400.000 đồng (Công Ty TNHH Saigon Ve Wong (A-one) và Công ty TNHH MTV Giải pháp và K. Hệ thống thuộc quận 12).

Đối với thưởng Tết trong khối DN vốn trong nước, mức cao nhất là 250 triệu đồng (Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, quận Tân Bình), trung bình 7,2 - 10 triệu đồng/người, và thấp nhất là 500.000 đồng (Công ty TNHH Yes và HQL Logistics, quận 4; Công ty TNHH Sprayway-TPR, quận Tân Bình).

Về thời gian nghỉ Tết, theo ông Phùng Thái Quang, trung bình từ 6 - 9 ngày, trong đó nhiều DN kết hợp bố trí giải quyết phép năm để người lao động có đủ thời gian đón Tết Nguyên đán cùng gia đình do ở xa. Tuy nhiên, có một số đơn vị do đơn hàng sản xuất giảm, thậm chí không có đơn hàng sản xuất nên lịch nghỉ Tết rất sớm, kéo dài hơn 22 ngày thậm chí có DN nghỉ Tết 30 ngày.

Ông Phùng Thái Quang - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh thông tin về tình hình thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đối với người lao động trong các khối doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Tân Tiến.  

Về công tác chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), công nhân, viên chức, lao động, ông Phùng Thái Quang cho biết LĐLĐ TP đã ban hành 8 kế hoạch chăm lo chuyên đề với phương châm “Tết đến với mọi ĐVCĐ”.
Trong đó, Công đoàn TP sẽ tập trung chăm lo ĐVCĐ  tại các DN bị cắt giảm đơn hàng, không có điều kiện về quê đón Tết; ĐVCĐ, công nhân viên chức tiêu biểu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tham gia tích cực hoạt động Công đoàn; đoàn viên nghiệp đoàn; thăm và chúc Tết các đơn vị có môi trường làm việc khó khăn và các DN thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động, có nhiều đóng góp cho tổ chức công đoàn.

Riêng cấp TP từ nguồn tài chính công đoàn sẽ chăm lo 48.402 trường hợp ĐVCĐ, người lao động với tổng kinh phí hơn 33 tỷ đồng (mới tính nguồn tài chính Công đoàn TP, chưa tính cơ sở). Ngoài ra, được sự quan tâm hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phân bổ cho TP Hồ Chí Minh 81 trường hợp được hỗ trợ vé tàu về quê đón Tết và 4.000 trường hợp tham gia chương trình “Chợ Tết công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm hỗ trợ ĐVCĐ mua hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả ưu đãi với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng.

Về quyết định 7785/QĐ-TLĐ, được áp dụng đối với DN bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Đối tượng là ĐVCĐ, người lao động làm việc theo HĐLĐ tại DN có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 1/42023; các DN có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 1/4/2023 bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Mức chi hỗ trợ đối với đối tượng thuộc 2 quyết định nêu trên từ 700.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người, tùy theo từng trường hợp. 

Cảnh báo người dân về nhiều thủ đoạn lừa mới dịp giáp Tết nguyên đán

Cảnh báo người dân về nhiều thủ đoạn lừa mới dịp giáp Tết nguyên đán

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ