Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trái đào "lạ" miền Tây, đem lại thu nhập cao cho người dân

Kinhtedothi - Từ một loại cây "lạ" chỉ hay trồng trong khuôn viên chùa, nay cây đào hồng nhung được người dân địa phương ươm giống nhân rộng, đem lại giá trị kinh tế cao.

Giống đào "lạ" được trồng trong chùa

Chùa Bốn Mặt thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) còn có tên gọi là chùa Buol – Pres – Phek. Theo lời các sư sãi, chùa được xây dựng từ năm 1537. Ngôi chùa có tuổi đời gần 500 năm này không những nổi tiếng về kiến trúc độc đáo, còn được nhiều người dân tìm đến để chiêm ngưỡng những cây đào hồng nhung cổ thụ trong khuôn viên chùa.

Cận cảnh vườn đào hồng nhung tại Chùa Bốn Mặt, Sóc Trăng. Video: Hồng Thắm 

Hàng cây đào hồng nhung trong khuôn viên chùa Bốn Mặt.

Thượng tọa Thạch Bonne, trụ trì chùa Bốn Mặt cho biết: Diện tích của chùa khoảng 6,5ha, xung quanh chùa trồng nhiều cây xanh như dầu, thao lao, bằng lăng,… nên không khí mát mẻ trong lành. Đặc biệt trong khuôn viên chùa đã trồng trên 500 cây đào hồng nhung được lấy giống từ Campuchia về.

"Ban đầu chỉ có một cây được trồng cách đây khoảng 100 năm. Khi cây này có trái, nhà chùa lấy hạt ương thành cây con và trồng tiếp tục. Cứ như thế, đến nay trong khuôn viên chùa có trên 500 cây đào hồng nhung lớn nhỏ. Rất nhiều cây đã cho trái. Bình thường mỗi trái nặng khoảng 150-200gram, cá biệt có cây cho trái nặng từ 1-1,5kg." - Thượng tọa Thạch Bonne nói.

Thượng tọa Thạch Bonne, trụ trì chùa Bốn Mặt bên cạnh cây đào hồng nhung 100 tuổi trong chùa Bốn Mặt.

Theo quan sát, đào hồng nhung có hình dạng quả trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ. Lúc trái còn non lớp lông màu xanh, khi trái chín lớp lông chuyển sang màu vàng cam và đỏ nâu, lớp lông của trái mịn màng như nhung.

Trái ra hoa kết quả thành từng chùm, mỗi chùm từ 3 đến 4 trái hoặc nhiều hơn. Khi chín, trái hồng nhung tự rụng xuống. Để ăn, cần chà sạch lớp lông mịn như nhung bên ngoài, gọt bỏ vỏ, ăn liền hoặc cho vào tủ lạnh càng ngon hơn.

Ông Lý Hoàn, người dân sống gần chùa Bốn Mặt chia sẻ: Cây hồng nhung dễ trồng, không kén đất, từ 3-4 năm sau khi trồng sẽ có trái. Cây cho trái quanh năm, mùa thuận rơi vào tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Một điểm độc đáo của cây hồng nhung là cây nào có hoa là không có trái, cây có trái lại không có hoa; cùng một cây, có trái có hạt, có trái không có hạt.

Ông Lâm Huỳnh Minh Thoại, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành cho biết: Cây hồng nhung có tán rộng cho trên 150-200kg trái. Cây hồng nhung bây giờ rất được ưa chuộng, khách mua về trồng trong vườn nhà lấy bóng mát và lấy trái ăn rất tốt, rất sạch. Cây nào to có giá hàng chục triệu đồng nhưng cũng không dễ mua được”.

Hoa của cây đào hồng nhung.

Nhân rộng ươm giống, đem lại thu nhập cao

Trước đây, loại cây cho trái "lạ" này chỉ được ở trong chùa, ít được người dân quan tâm đến. Cách đây khoảng 4-5 năm, nhiều người tìm mua cây hồng nhung về trồng trong vườn nhà làm cây cảnh nên loại cây này trở nên ăn khách nhưng không có nguồn cây giống.

Quả đào hồng nhung có màu sắc đẹp mắt, lại có mùi thơm nên nhiều người còn sử dụng để thờ cúng, trưng trên bàn thờ hay trên mâm ngũ quả.

Nắm bắt nhu cầu của khách, chị Lý Thị Thanh Xuân, Hội phụ nữ xã Phú Tân (huyện Châu Thành) đã mạnh dạn ươm thử cây giống hồng nhung. Kết quả, rất nhiều người dân đặt mua cây giống, không đủ cung cấp cho nhu cầu của người mua. 

Chị Lý Thị Thanh Xuân chia sẻ: “Nhận thấy, nhiều người tìm đến hỏi mua cây giống hồng nhung nhưng không có. Tôi nghĩ trong chùa Bốn Mặt và nhiều nhà dân có trồng cây hồng nhung, mình thử lấy hạt về ươm bán xem thế nào. Không ngờ ươm được bao nhiêu hết bấy nhiêu. Vậy là tôi nảy sinh ý tưởng thu gom trái hồng nhung trong khu vực, vừa bán trái cho người có nhu cầu thưởng thức, vừa lấy hạt để ươm cây giống."

Trái hồng nhung được đánh giá là ăn rất ngon.

Cây giống đào hồng nhung có giá thấp nhất là 30.000 đồng/cây, cao nhất đến hàng trăm nghìn/cây tùy theo loại cây lớn cây nhỏ. Về trái, cũng tùy trái lớn nhỏ, giá thị trường đến người tiêu dùng từ 50.000 - 70.000 đồng/kg.

Chị Xuân với vườn ươm cây hồng nhung.

Theo chị Xuân, đến nay, cơ sở ươm cây giống tại nhà của chị, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng trên 10.000 cây giống, trừ chi phí cũng có được thêm khoảng 50-60 triệu đồng phụ vào cuộc sống gia đình. Từ thành công này, chị Xuân và người dân trong khu vực để mở tổ hợp tác ươm cây hồng nhung. Tổ có 10 thành viên, chuyên thu mua trái, lấy hạt để ương cây giống.

Sóc Trăng: Định hướng đầu tư cảng biển Trần Đề

Sóc Trăng: Định hướng đầu tư cảng biển Trần Đề

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ