Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trần Phương Bình: Đại gia kim tiền bậc nhất Việt Nam

Ông Trần Phương Bình đã có một thời gian dài gắn bó với Ngân hàng cổ phần Đông Á - DongA Bank (DAF) và từng cùng với vợ được mệnh danh là cặp vợ chồng đại gia kim tiền số 1 Việt Nam.

Nhà giáo làm chủ ngân hàng

Ông Trần Phương Bình (1958) là một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng. Từ năm 1998, ông Trần Phương Bình đã đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc DongABank (DAF) và là phó chủ tịch HĐQT từ năm 2013 cho tới 8/2015.
Trước khi trở thành người gây dựng, dẫn dắt DongABank trong 2 thập kỷ, ông Bình từng có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy kinh tế. Ông là người gắn bó với DongABank từ khi mới thành lập và đã từng đưa NH này trở thành NH bán lẻ và có tiếng tăm về mặt công nghệ.
 Ông Trần Phương Bình là một người nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng
DongABank từng được xem là NH đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp…
Trên thực tế, ông Bình không nắm vị trí chủ tịch HĐQT DongABank nhưng trong một thời gian dài ông được xem là người trực tiếp lèo lái NH này. Ông là là TGĐ, người điều hành trực tiếp đồng thời là phó chủ tịch ngân hàng.
Thời gian đầu, vợ ông Trần Phương Bình là bà Cao Thị Ngọc Dung đảm nhận vai trò Chủ tịch DongA Bank, sau lui về làm cố vấn và tập trung quán xuyến công việc tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Vài năm gần đây, trước khi ông Bình bị đình chỉ công tác, ông Cao Sĩ Kiêm là chủ tịch DongABank với vị thế thành viên độc lập.
Trước khi bị NHNN đình chỉ chức vụ TGĐ, ông Trần Phương Bình là cổ đông cá nhân lớn nhất tại DongABank.
Báo cáo nửa đầu 2015 cho thấy, ông Bình nắm giữ 15 triệu cổ phiếu DAF (tương đương 3%). Ông Cao Sĩ Kiêm nắm giữ 0%. Bà Cao Thị Ngọc Dung nắm giữ gần 9,7 triệu cổ phiếu (hơn 1,9%); các con gái Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Hà nắm giữ tổng cộng 23,7 triệu cổ phiếu (tương đương khoảng 4,7%). Bên cạnh đó mẹ vợ, anh em vợ nắm giữ tổng cộng hàng triệu cổ phiếu.
Nếu tính giá cổ phiếu DongABank trên thị trường OTC khoảng 8.000 đồng, gia đình ông Bình đang sở hữu khối lượng cổ phiếu DAF trị giá hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, cùng với khối tại sản sở hữu tại PNJ, nhà ông Bình lọt tốp 20 gia đình giàu có nhất trên TTCK.
Hiện tại, vì không còn giữ chức vụ tại DongABank và không ai trong các thành viên gia đình ông Bình nắm giữ trên 5% nên các giao dịch không được công bố.
Sai lầm lớn
Sau hơn 2 thập kỷ lèo lái DongABank, ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị NHNN đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc sau khi có thông tin chính thức về kết luận thanh tra toàn diện quyết định kiểm soát đặc biệt NH Đông Á.
Theo kết quả thanh tra cho thấy trong giai đoạn 2012 trở về trước, NH Đông Á đã có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của NH Đông Á.
 DongABank từng là NH đi đầu trong lĩnh vực công nghệ
Sau sự kiện trên, NHNN đã chỉ định nhân sự mới từ Ngân hàng Công thương (VietinBank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) vào lãnh đạo NH Đông Á. NHNN đã cử ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN làm chủ tịch khi ông Cao Sỹ Kiêm từ nhiệm. Ông Nguyễn Thanh Tùng, nguyên giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM được NHNN chỉ định tham gia HĐQT DongA Bank và làm TGĐ từ 01/01/2016.
Ông Trần Phương Bình sau đó đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng, các cổ đông và tập thể cán bộ nhân viên của DongABank. Ông thừa nhận đã có những quyết sách điều hành sai lầm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế dẫn tới tình trạng xấu của DongABank. Ông Bình cho biết sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân của mình trước các quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, DongABank có dấu hiệu đẩy tín dụng mạnh vào lĩnh vực BĐS sốt nóng, thay vì định hướng tăng trưởng chậm mà chắc đã được chính ông Trần Phương Bình đề ra từ những ngày đầu dẫn dắt NH này.
Tại hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng” trong tuần qua, ông Nguyễn Trọng Long, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Bộ Công an (C46) cho biết, tổng số nợ xấu tại 3 ngân hàng 0 đồng và DongABank khoảng 50-70 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều lãnh đạo 3 NH bị NHNN mua 0 đồng. Tháng 7/2015, C46 khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với nguyên Chủ tịch GP.Bank Tạ Bá Long và nguyên Phó chủ tịch GP.Bank Đoàn Văn An.
Tháng 10/2014, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm (nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank). Cuối tháng 7/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với các lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh liên quan tới NH Xây dựng: ông Phạm Công Danh, ông Phan Thành Mai và ông Mai Hữu Khương.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ