Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trẻ nhập viện tăng vì trời nồm

Kinhtedothi - Trong cả tuần qua, miền Bắc liên tiếp đón nhận các đợt khí nồm làm không khí trở nên ẩm ướt, khó chịu.

Trời nồm không chỉ gây khổ sở cho các bà nội trợ mà còn khiến trẻ “khó ở” và đổ bệnh. Đa số trẻ nhập viện đều bị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và dị ứng do thời tiết.
Bệnh viện quá tải
Tại Khoa Khám bệnh cả 3 khu vực: Khoa Khám bệnh tự nguyện A, B và C đều trong tình trạng quá tải, nhất là các buổi sáng hàng ngày. Người lớn, trẻ con rất khó có thể tìm thấy một chỗ trống trong những dãy xếp hàng mua phiếu khám. Đội ngũ nhân viên bệnh viện dù đã làm việc hết công suất để nhanh chóng giải quyết mọi trường hợp nhưng dường như vẫn không xuể. Với đặc thù một đơn vị khám chữa bệnh cho trẻ em, những ngày này áp lực càng tăng với đội ngũ nhân viên tại bệnh viện khi số lượng bệnh nhi đã tăng đáng kể vì thời tiết nồm.

Khám bệnh cho trẻ em tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Ảnh:  Thanh Hải

Theo thống kê của BV, trung bình mỗi ngày đơn vị đón trên 2.500 trẻ đến khám, chủ yếu trẻ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, da liễu. Theo các bác sĩ, nếu thời tiết nồm ẩm còn tái diễn thì số lượg bệnh nhân sẽ còn gia tăng hơn rất nhiều. Trong các khoa thì Khoa Hô hấp, Tiêu hóa, Da liễu… là những chuyên khoa phải đón lượng bệnh nhân đông nhất trong những ngày qua. Bệnh xảy ra trên mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh vài ngày tuổi cho đến lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. Theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư, thì virus thường phát tán vào mùa Thu Đông và Xuân Hè. “Theo lý thuyết, mùa virus phát tán chính là mùa nồm ẩm khi mà độ ẩm tăng cao, nhiệt độ thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và da liễu" - ông Trần Minh Điển cho biết.
Còn tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai, số trẻ nhỏ bị các bệnh về đường hô hấp tăng cao khoảng 20% so với trước. Những ngày gần đây, mỗi ngày, Khoa Nhi của BV tiếp nhận khám và điều trị cho trên 200 trẻ, trong đó phần lớn trẻ nhập viện trong tình trạng ho nhiều, ho có đờm, khó thở, khò khè, sốt hoặc sốt cao.  PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trẻ chủ yếu bị viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới, xuất hiện những cơn ho làm phụ huynh lo lắng. “Rất nhiều trẻ đến khám vì viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản, nhiều trường hợp được xác định do môi trường sống bị ẩm, mốc” - ông Nguyễn TiếnDũng nói.
Phòng bệnh thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, tiết trời nồm dễ gây bệnh không chỉ đối với trẻ em mà còn cả người lớn, nhất là những bệnh về hô hấp, dị ứng. Để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Đối với nhà cấp 4 hoặc nhà 1 tầng, khi trời nồm không chỉ nền ướt sũng mà xung quanh tường cũng “đổ mồ hôi”, phải đóng kín cửa để hạn chế hơi ẩm lùa vào nhiều thêm, dùng giẻ khô thấm hút liên tục. Giường ngủ của bé nên kê cao hơn những ngày nắng ráo và tuyệt đối không xếp các thứ dưới gầm, cũng không nên dùng thảm trải sàn bởi nước đọng dưới thảm không thoát được chính là nơi lưu trú của các ổ vi khuẩn gây bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, giữ môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, chăm sóc khoa học… chính là cách bạn bảo vệ bé. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trong trường hợp bị bệnh, không tùy tiện dùng thuốc, đặc biệt không tự dùng kháng sinh khi chưa được bác sĩ kê đơn mà nên đi khám để được chẩn đoán, uống thuốc phù hợp. Những trẻ ho kéo dài do viêm tiểu phế quản cần kiên nhẫn điều trị, cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch nhầy, uống thuốc theo chỉ định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ