Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trên 900 phụ nữ khởi nghiệp thông minh kết nối và phát triển

Kinhtedothi - Thực hiện Đề án 939 của Chính phủ trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, 5 năm qua Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tận dụng nguồn hỗ trợ từ các trung tâm, tổ chức để hỗ trợ cho trên 900 chị em phụ nữ khởi nghiệp thông minh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sáng ngày 7/12, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm chương trình Khởi nghiệp thông minh cho phụ nữ. Đây là chương trình triển khai Đề án 939 của Chính phủ trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

Tham tán Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Mary Beth Polley chia sẻ tại hội nghị.

5 năm qua, Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam triển khai Dự án Đào tạo Khởi nghiệp thông minh dành cho Phụ nữ. Chương trình đã tổ chức được 25 khóa học tại 18 tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc với hơn 1500 đơn đăng ký và khoảng 900 học viên được lựa chọn để tham gia khóa học.

Trong số hơn 900 học viên của chương trình, phần lớn các học viên đến từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều người là dân tộc thiểu số như Yến Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng. Nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn của Hà Nội.

Theo học chương trình, các chị Lý Thị Niên chia sẻ: Tôi được tham gia đào tạo về phân tích khả năng, năng lực sản xuất, kinh doanh của bản thân, tìm kiếm và đánh giá thị trường, xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp phù hợp với khả năng và thuận theo tự nhiên. Từ đó, tôi đã khởi nghiệp với Hợp tác xã bún phở khô sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, không chất bảo quản, không phụ gia, đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đến nay, sản phẩm của tôi đã đưa đến nhiều tỉnh thành cả nước”.

Phó GS-TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam,chia sẻ tại hội nghị.

Phó GS-TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với các tỉnh thành, tổ chức rất nhiều lớp học trực tuyến online, trực tiếp. Hầu hết các lớp học đều được giám sát chặt chẽ trong khâu giảng dạy, học viên tham gia. Nhiều chị tham gia khóa học đã trở thành những phụ nữ khởi nghiệp thành công ở mọi miền đất nước.

Nhiều chị em đã giành giải thưởng của các cuộc thi. Tôi cho rằng đây là những chương trình rất thành công của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng với chị em và chương trình khởi nghiệp quốc gia nhằm đẩy mạnh Chương trình phụ nữ khởi nghiệp thông minh kết nối và phát triển”.

Tham tán Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Mary Beth Polley chia sẻ: "Dự án này đã đem lại cho các phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội việc làm chính là những khát khao của chúng tôi. 5 năm vừa qua Học viện đã phối hợp với các tổ chức Hội Phụ nữ ở các tỉnh thành giúp cho chị em khởi nghiệp với kết quả đáng khích lệ. Tôi biết phụ nữ Việt Nam gánh vác, chăm lo kinh tế trong gia đình, khi họ được tham gia vào khởi nghiệp sẽ giúp cho họ vượt qua khó khăn của cuộc sống. Tôi sẽ cùng với các đồng nghiệp tiếp tục thực hiện hành trình khởi nghiệp của chị em phụ nữ”.

Gian hàng thực phẩm của doanh nghiệp Thảo Nguyên, quận Tây Hồ, Hà Nội
Tham tán Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Mary Beth Polley tham quan các gian hàng do phụ nữ khởi nghiệp của dự án.

Ngay tại buổi đánh giá kết quả 5 năm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, các chị em đã đem đến đây những thành quả khởi nghiệp như trà sạch, bún và phở, giò chả thực phẩm sạch, làn nhựa tái chế từ phế liệu, rau củ quả an toàn. Trong đó không ít các hợp tác xã, doanh nghiệp đến từ Hà Nội như Công ty TNHH Thực phẩm Thảo Nguyên; Hợp tác xã sản xuất rau củ quả an toàn Tâm Anh…

Kết quả 5 năm qua, sau khi tham gia khóa học, các học viên của Dự án đã biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh của riêng mình, tận dụng nguồn hỗ trợ từ tổ chức quốc tế, giúp chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, mở rộng kiến thức, khích lệ tinh thần tự tin để họ có thể đối mặt với thách thức, vượt ra khỏi vùng an toàn, mở rộng các cơ hội để có thể vươn xa hơn nữa trong cuộc sống và sự nghiệp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

Trường nghề hợp tác với doanh nghiệp, học sinh đi thực tập có lương

12/01/2025 | 15:33

Kinhtedothi – Thực hiện Luật Thủ đô 2024, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các trường nghề thực hiện giải pháp thu hút chuyên gia giỏi chuyên môn, có năng lực quản trị; thay đổi phương thức đào tạo nghề, hợp tác sâu hơn với DN; quan tâm đến nhu cầu thị trường lao động...

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Đề xuất mới về cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

12/01/2025 | 01:09

Kinhtedothi – Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ