Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trong vài tháng tới, Ukraine sẽ đàm phán hòa bình với Nga?

Kinhtedothi - Nhiều quan chức Nhà Trắng tin rằng "trong vòng vài tháng tới, Ukraine có thể được thúc đẩy ngồi vào bàn đàm phán với Nga" và rằng họ "có thể bị buộc phải từ bỏ lãnh thổ".

Hãng tin RT trích truyền thông Mỹ nhận định, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "làm mọi cách" để củng cố năng lực của Ukraine trước khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025. 

Binh lính Ukraine nghỉ trong quá trình huấn luyện ở khu vực Zaporozhye. Ảnh: RT

Giới chức Mỹ đang bắt đầu thừa nhận rằng Ukraine có thể bị buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga và cuối cùng có thể phải lựa chọn từ bỏ lãnh thổ, tờ Washington Post hôm 26/11 trích nguồn thạo tin giấu tên cho biết. 

Với việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025 và lực lượng của Kiev đang phải chịu tổn thất ngày càng gia tăng trên chiến trường khi Nga giành lại lãnh thổ bị chiếm đóng ở khu vực Kursk, Ukraine có lẽ đang ở "vị thế yếu nhất trong gần ba năm", tờ WP đưa tin.

Nhiều quan chức Nhà Trắng tin rằng "trong vòng vài tháng tới, Ukraine có thể bị thúc đẩy đàm phán với Nga" và rằng họ "có thể bị buộc phải từ bỏ lãnh thổ", theo WP. Trang báo cũng cho biết "sự thừa nhận thầm lặng" rằng Kiev có thể cần phải từ bỏ lãnh thổ cũng đang lan rộng trong số những người ủng hộ ở châu Âu.

Quyết định gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, cũng như động thái cung cấp cho Kiev các loại mìn bị cấm, được đưa ra với kỳ vọng rằng điều này sẽ mang lại cho quốc gia này "bàn tay mạnh nhất có thể" trước bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Moscow sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.

Trong một tuyên bố chính thức trên Telegram, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng trong 3 ngày qua, lực lượng Ukraine đã tiến hành hai cuộc tấn công tầm xa vào Khu vực Kursk bằng vũ khí của phương Tây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ mọi đề xuất nhượng bộ lãnh thổ cho Nga. Tuy nhiên, báo cáo cho biết các quan chức của ông Biden đã "phần lớn cam chịu" trước khả năng ông Trump "sẽ không cung cấp thêm hỗ trợ cho Ukraine".

Theo báo cáo, nhiều đồng minh châu Âu của Ukraine "thất vọng" vì Washington mất quá nhiều thời gian để cung cấp cho quốc gia này những năng lực mới nhất và điều này đáng lẽ phải xảy ra khi vị thế quân sự của Ukraine "mạnh mẽ hơn".

Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur vừa đưa ra lập luận rằng rủi ro sẽ lớn hơn bất kỳ lợi ích nào cho phương Tây nếu triển khai quân tới Ukraine. "Ukraine không cần quân đội nước ngoài chiến đấu thay họ, thay vào đó cần tiếp tục tài trợ", Bộ trưởng Hanno Pevkur tuyên bố với hãng truyền thông The Hill tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax vào cuối tuần qua. 

Hãng truyền thông lưu ý rằng một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tranh luận về việc có nên gửi quân đến Ukraine để "huấn luyện và hỗ trợ" hay không, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép các nhà thầu quân sự nước này đến Ukraine để bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.

Cho đến nay, giới chức Mỹ cũng khẳng định quyết định của ông Biden đã được "điều hướng bởi các điều kiện chiến trường đang thay đổi" và rằng bất chấp áp lực từ Kiev, ông chỉ cho phép sử dụng một số loại vũ khí nhất định khi "điều kiện cho phép".

Washington đặc biệt lo ngại rằng khi Ukraine chuyển quân đến Khu vực Kursk, họ bắt đầu "mất lãnh thổ ở phía đông với tốc độ nhanh hơn".

Để đáp lại việc Mỹ cho phép Kiev sử dụng ATACMS tầm xa, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố triển khai tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik hoàn toàn mới của Nga vào tuần trước. Vũ khí với khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng để nhằm vào một cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine tại thành phố Dnepropetrovsk, theo RT. 

Ông Putin gọi cuộc tấn công là "cuộc thử nghiệm chiến đấu" đối với vũ khí tối tân và cảnh báo rằng những "cuộc thử nghiệm" như vậy sẽ tiếp tục, tùy thuộc vào hoàn cảnh và rằng Nga sẽ phản ứng "một cách quyết đoán và theo cách tương tự" đối với sự leo thang hơn nữa các hành động hung hăng của Kiev và phe ủng hộ. 

 

Quốc gia châu Âu "phẫn nộ" vì Mỹ trừng phạt ngân hàng Nga

Quốc gia châu Âu "phẫn nộ" vì Mỹ trừng phạt ngân hàng Nga

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ