Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung Quốc hạ cấp quan hệ với Litva

Kinhtedothi - Trung Quốc hạ quan hệ ngoại giao với Litva xuống "cấp đại biện" sau khi nước này cho đảo Đài Loan mở văn phòng đại diện ở thủ đô Vilnius.

"Chính phủ Trung Quốc phải hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nhằm bảo vệ chủ quyền và các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế. Chính phủ Litva phải chịu tất cả hậu quả phát sinh từ việc này", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong thông báo hôm nay.
Theo Điều 14 Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961, những người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao được phân làm ba cấp, trong đó cấp đại biện là thấp nhất so với cấp công sứ và đại sứ.
 Khu phố đặt Đại sứ quán Trung Quốc ở Litva. Ảnh: Reuters
Hồi tháng 8, Bắc Kinh đã yêu cầu Litva rút đại sứ về nước và tuyên bố sẽ triệu hồi đại sứ Trung Quốc ở Vilnius, sau khi Đài Bắc thông báo văn phòng ở Vilnius sẽ được gọi là Văn phòng Đại diện Đài Loan ở Litva. Đến ngày 3/9, chính quyền Litva thông báo đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Bắc Kinh về nước.
Trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Litva bày tỏ "lấy làm tiếc" về quyết định của Trung Quốc trong một tuyên bố hôm 21/11."Việc chấp nhận đại diện của Đài Loan tại Litva là dựa trên lợi ích kinh tế," tuyên bố này có đoạn.

Theo đó, phía Litva khẳng định vẫn giữ chính sách “một Trung Quốc duy nhất”, tuy nhiên khẳng định họ có quyền mở rộng hợp tác với Đài Loan và chấp nhận, cũng như thiết lập “các cơ quan đại diện phi ngoại giao để đảm bảo sự phát triển thực tế của các mối quan hệ, như đã đã được thực hiện bởi nhiều quốc gia khác. "

Trước đó, Trung Quốc từng hạ cấp quan hệ ngoại giao với Hà Lan xuống cấp đại biện năm 1981 sau khi quốc gia châu Âu quyết định bán tàu ngầm cho Đài Loan. Quan hệ được khôi phục lại cấp đại sứ vào năm 1984 sau khi hà Lan quyết định không bán vũ khí cho Đài Loan, theo website Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ