Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Truy tố Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng đồng phạm trong giai đoạn 2 đại án nghìn tỷ

Kinhtedothi - Giai đoạn 2 của đại án tại Ngân hàng xây dựng (VNCB), Phạm Công Danh và đồng phạm (trong đó có bị can Trầm Bê) bị truy tố tội Cố ý làm trái… gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.

Ngày 24/11, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 46 bị can trong giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến 3 ngân hàng gồm: Sacombank, TPBank, BIDV.
Phạm Công Danh tại một phiên tòa sơ thẩm.
Trước đó, ở giai đoạn 1 của vụ án, ngày 24/1, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù về hai tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng vì đã gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỷ đồng…
Qua quá trình điều tra, cho thấy Phạm Công Danh còn có nhiều hành vi sai phạm liên quan đến một số ngân hàng khác nên vào ngày 11/3/2016, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định tách vụ án hình sự với nội dung liên quan đến 3 ngân hàng là Sacombank, TPBank và BIDV thành giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh.
Đến nay, Viện KSND Tối cao đã hoàn thành và tống đạt cáo trạng truy tố giai đoạn 2 vụ án, truy tố thêm nhiều bị can khác, trong đó có nhiều bị can là nhân viên ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; người đại diện pháp nhân của các công ty do Danh lập ra và dùng hồ sơ của các công ty này đi vay vốn cho Phạm Công Danh sử dụng mục đích riêng...
Cáo trạng xác định, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh, đã chỉ đạo nhân viên Ngân hàng VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng pháp nhân của các công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập hồ sơ khống để vay vốn tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV. Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ; ngân hàng VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến Ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng… Cơ quan tố tụng làm rõ hành vi của Phạm Công Danh vi phạm các Luật, Nghị định, Thông tư quy định về các hoạt động tín dụng.
Đối với bị can Phan Thành Mai, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng VNCB đã có các hành vi tiếp nhận chủ trương và sự chỉ đạo của Phạm Công Danh; trực tiếp chỉ đạo nhân viên ngân hàng VNCB tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để có được tiền cho Danh sử dụng; trực tiếp tham gia họp bàn, thống nhất ký biên bản họp HĐQT đề ra chủ trương cấp tín dụng cho Danh thông qua các công ty của mình vay tiền bằng các hồ sơ trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, bị can Mai còn trực tiếp ký vào các giấy tờ quan trọng, giúp sức tích cực cho Danh gây ra thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.
Đối với bị can Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank, là người đã giới thiệu Danh với Phan Huy Khang, nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng Sacombank; cùng Khang chỉ đạo các nhân viên ngân hàng Sacombank làm các thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho các công ty của Danh vay 1.800 tỷ đồng bằng các hồ sơ lập khống. Khi cho vay đã tính trước khoản lãi vay của 12 tháng để yêu cầu VNCB dùng tiền gửi bảo lãnh và hết hạn cho vay đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỷ đồng...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ