Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cố hương...

Kinhtedothi - Con chim có tổ, con người có quê hương, cội nguồn - nguyên lý này ngàn năm không thay đổi. Có thể lúc ngày thường, người ta bận với việc mưu sinh cơm áo, công danh sự nhiệp; nhưng khi Tết đến, Xuân về, ai chẳng mong được trở về nơi chôn rau, cắt rốn…

Nhớ những xuân xưa, khi dịch dã chưa bùng phát, tầm ngoài rằm tháng Chạp, bến tàu, bến xe, nhà ga hàng không đã tấp nập người về quê đón Tết. Không cần đoán, người ta cũng dễ dàng nhận ra ai là người Nam ra - đâu là kẻ từ Bắc về; bởi kèm theo hành lý thì Nam mai - Bắc đào! Năm nay, nghe chừng im ắng quá…Tết ư, ai mà chẳng mong đoàn viên gia đình, anh em, dòng tộc? Năm nay, dịch dã khó lường; mỗi địa phương lại có quy định riêng về cách ly, khiến không ít người băn khoăn, khó xử… Như đã nói, Tết với người Việt là thời khắc vô cùng thiêng liêng. Chiều 30, thắp hương cho tổ tiên xong, anh em, vợ chồng, con cái tụ tập bên mâm cơm cuối năm; đây là lúc người ta thường “điểm” lại những việc vui buồn, hay dở trong 365 ngày…

Tết là dịp để được quay về. Mà cái sự “về” này bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Vì thế, tận miền Tây xa xôi, hay đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, người ta vẫn văng vẳng đâu đó điệu chèo, tiếng then. Và ngược lại, tại vùng biên ải cõi Bắc, nơi núi rừng âm u, việc thoảng nghe 6 câu vọng cổ cũng là điều hết sức bình thường…

Trên bình diện quốc tế, khắp năm châu bốn biển, mấy chỗ không có dấu ấn của tộc người da vàng, máu đỏ? Với kẻ xa xứ, thường ngày vì sự bộn bề của cuộc sống, có thể người ta tạm quên đi nơi mình cất bước. Nhưng Tết thì khác. Có lẽ chẳng bậc cha mẹ nào muốn con cháu quên đi nguồn cội, mà Tết chính là dịp đoàn viên. Bố mẹ về nhà, con cháu về quê…

Nhiều gia đình đã định cư ở TP mấy thế hệ, nhưng mỗi độ Xuân về, không dài thì ngắn, kiểu gì cũng phải có chuyến hành hương. Với người cao niên, Tết là lúc để con cháu biết đâu là quê cha đất tổ - nơi mà theo quy định phải hết mấy đời, người ta mới không ghi vào giấy tờ tùy thân 2 từ quê quán.

Bình - một người anh cùng quê với tôi đã bỏ làng tha phương cầu thực từ bé. Cha mẹ qua đời từ lâu, nhà cửa, đất đai thất tán và cái tên Bình chỉ còn trong ký ức của những người cùng trang lứa. Sau hàng chục năm trời, người làng gần như quên anh. Nhưng cách đây vài năm, cả làng không khỏi ngỡ ngàng khi Bình thuê xe đưa vợ con trở về, khi mọi người trong xóm chuẩn bị ngồi vào mâm cơm chiều 30 Tết.

Sáng mồng 2 Tết năm đó, anh đưa vợ con đi thăm hỏi toàn bộ các gia đình trong xóm. Trong câu chuyện với làng, Bình cho biết, do nghèo đói, bất đắc chí anh bỏ làng. Trong giai đoạn khó khăn, cha mẹ về với tổ tiên khi nào anh không hề biết. Phiêu bạt cùng Nam, chí Bắc, ngoài 40 anh trụ lại đất Quảng Bình và yên bề gia thất. Rồi cái đói, cái nghèo bủa vây… Nhưng dân gian có câu “ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời”, đến khi con cái trưởng thành, hỏi đến quê bố - anh mới nhớ ra mình cũng có một chốn gọi là cố hương. Thế là Tết năm đó anh về… Không những đàn con anh vui, mà hàng xóm láng giềng cũng mừng vì làng không khuyết đi một gia đình từng hiện diện trong quá khứ.

"Cố hương" - hai từ luôn thiêng liêng trong sâu thẳm của mỗi người, nhất là dịp Tết đến, Xuân về.

Xem bài viết gốc tại đây
Nồng nàn hương vị bánh thuẫn quê hương

Nồng nàn hương vị bánh thuẫn quê hương

Biến vùng đất hoang hóa thành khu sinh thái miệt vườn để đền đáp quê hương

Biến vùng đất hoang hóa thành khu sinh thái miệt vườn để đền đáp quê hương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trải nghiệm phở

Trải nghiệm phở

30/06/2023 | 14:52

Kinhtedothi - Chẳng phải cao lương mỹ vị và địa phương nào cũng có, nhưng phở là món ngon của Hà thành. Điều này đã được thể hiện qua thơ phú văn chương (thiết nghĩ không cần nhắc lại).

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

Nhớ một thời lê la rượu “cỏ”!

23/06/2023 | 11:11

Kinhtedothi - Lứa chúng tôi tốt nghiệp đại học sau năm 1994, thời đó còn đói kém lắm, ăn còn bữa đực bữa cái, lấy đâu ra tiền mà nhậu nhẹt…

Mùa khoe...

Mùa khoe...

18/06/2023 | 14:53

Kinhtedothi - Còn nhớ hồi còn tá túc ở con ngõ ven sông Tô Lịch, Hà Nội, tôi từng nghe ông lão chủ nhà khoe: "Dù tao đông con, gia đình nghèo nhưng mấy thằng con trai không trộm cắp, nghiện ngập"…

Nhận “gà”!

Nhận “gà”!

09/06/2023 | 16:51

kinhtedothi - Dù đã nhận lời xin lỗi, nhưng ông Thanh vẫn còn ấm ức vì chuyện con rể đón trượt thì ít, mà bực cánh xe ôm ngoài bến thì nhiều.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ