Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tự nhiên xuất hiện "biệt phủ" khi cán bộ về hưu

Kinhtedothi - Đó là ý kiến của ĐB Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) tại phiên thảo luận tổ chiều 9/11, về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Về hưu rồi cũng phải kê khai

Đi sâu vào phân tích dự thảo, với quy định về việc cán bộ thuộc đối tượng kiểm soát phải kê khai tài sản, thu nhập của cả người thân, ĐB Ngọ Duy Hiểu cho rằng có nghịch lý khi chỉ buộc kê tài sản với con chưa thành niên – đối tượng vẫn phải sống phụ thuộc, gần như không có có tài sản trong khi con đã thành niên lại rất nhiều khả năng để “tiếp tay” cho việc tẩu tán tài sản tham nhũng mà lại không phải kê khai. Mở rộng diện đối tượng trong trường hợp này, theo ông Hiểu, chính là để theo dõi sự biến động tài sản của cán bộ.
 ĐB Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) 
ĐB Hiểu cũng mong muốn có quy định để cán bộ công chức phải tiếp tục kê khai tài sản trong thời gian 5 năm sau khi về hưu như một giải pháp để ngăn chặn tương tự như quy định cấm quản lý DN trong lĩnh vực quản lý của cán bộ sau thời gian đảm nhiệm chức vụ. ĐB chỉ ra, thực tế đã có nhiều trường hợp cán bộ về hưu rồi tự nhiên xuất hiện biệt phủ nguy nga.

Về nội dung này, ĐB Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim Hà Nội cũng nêu băn khoăn về quy định kê khai tài sản của người thân của cán bộ. “Như vụ VN Pharma vừa qua, khi lãnh đạo Bộ Y tế vừa khẳng định không có người thân tham gia DN thì lại có thông tin cho thấy có em chồng của Bộ trưởng tham gia. Việc này dù có được giải thích em chồng không thuộc đối tượng phải kê khai trong bảng kê của tài sản của Bộ trưởng thì cũng đã tạo ra dư luận không tốt rồi. Vậy thì phải đưa vào quy định việc phải kê khai với cả bố mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột và anh chị em vợ/chồng”, ĐB đề nghị.

ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, buộc kê khai tài sản với cả con đã thành niên sẽ là công cụ kiểm soát hữu hiệu. Dẫn ví dụ trường hợp “biệt phủ” của nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại huyện Bình Chánh, TPHCM mà dư luận nêu vấn đề gần đây, ĐB nói: “Biệt phủ đứng tên sở hữu của con gái cán bộ. Nhưng con gái mới 19 tuổi đã có biệt phủ nguy nga như vậy thì thật là kỳ lạ. Trường hợp này dễ thấy điểm bất thường ở đây”.

Mở rộng hay không?

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, trên cơ sở đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nêu những điều làm được và hạn chế. Do đó, Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này phải tập trung vào “phòng là chính”, phải thiết kế làm sao để người có ý đồ tham nhũng không tham nhũng được.

“Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được các công cụ để phòng ngừa tham nhũng. Nếu chúng ta làm tốt điều này thì tổ chức thực hiện hiệu quả mới cao, sẽ bịt được các kẽ hở để hạn chế tham nhũng, từ đó sẽ ít phải xét xử, xử lý các vụ án tham nhũng hơn. Còn để xảy ra tham nhũng rồi, xử lý các vụ việc thì đều rất đau lòng, xử tù tội, tử hình một con người sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình, dòng tộc… rất đau xót” – ông Lê Minh Khái nói.

Đồng quan điểm, ĐB Lê Qúy Vương (đoàn Hưng Yên) cho rằng, Luật này cần phải nhấn mạnh đến vấn đề phòng tham nhũng, để làm sao cho người ta “không dám” tham nhũng nữa. ĐB Lê Quý Vương cũng đề nghị dự thảo Luật cần mở rộng đối tượng áp dụng ra khu vực ngoài Nhà nước, bởi trong bối cảnh đổi mới hiện nay, các đơn vị kinh tế nhà nước sẽ giảm, khu vực tư nhân tăng lên và khu vực tư nhân lại tác động đến quản lý của Nhà nước.

Trong khi đó, ĐB Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) nêu quan điểm, nếu đưa quá nhiều, đưa tràn lan đối tượng “nguy cơ tham nhũng” nhưng khả năng quản lý không có nên khó kiểm soát được, do đó phải xem xét, tính toán lại, chứ đưa những đối tượng chẳng có gì để tham nhũng vào thì “vừa buồn vừa tủi”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ