Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ vụ tiếp viên mang ma tuý: Hàng hóa xách tay thế nào là hợp pháp?

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia pháp luật, đối với vấn đề nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, các khái niệm như hàng xách tay, hàng lậu là các khái niệm được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các khái niệm này trên cơ sở pháp lý.

Không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, nếu hiểu một cách đơn giản thì hàng xách tay là hành lý ký gửi hoặc hành lý mang theo người của công dân khi nhập cảnh vào Việt Nam. Mọi người thường hiểu đơn giản: Hàng xách tay là quà tặng, là hàng tiêu dùng mà người ta mua ở nước ngoài rồi mang vào trong nước để sử dụng... Còn hàng lậu là hàng nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Tuy nhiên, đó là cách hiểu đơn giản, thông thường nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy.

Những tuýp kem đánh răng chứa ma túy trong hành lý của 4 tiếp viên

Dưới góc độ pháp lý thì dù là “hàng xách tay” đúng nghĩa, là người Việt Nam mua ở nước ngoài khi ra nước ngoài học tập, làm việc, công tác, du lịch để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng khi mang về Việt Nam không khai báo hải quan (đối với hàng hóa quy định phải khai báo) hoặc phải có tem nhập khẩu hoặc thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu thì đó cũng được xác định là hàng lậu...

Theo quy định quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như sau: Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng; Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Hàng hóa có giấy phép nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu theo giấy phép); Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu đúng quy định; Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật...

Như vậy, để xác định những hàng hóa được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam để sử dụng theo diện mang theo người hay còn gọi là “hàng hóa xách tay”, hợp pháp, được phép tiêu dùng, tặng cho cần phải thuộc những trường hợp trên.

Cũng cần lưu ý là pháp luật Việt Nam quy định lượng hàng hóa mang theo người, giá trị hoàn hóa mang theo người khi nhập cảnh vào Việt Nam, bởi vậy không phải người nhập cảnh vào Việt Nam muốn mang bao nhiêu hàng hóa cũng được, nó sẽ phụ thuộc vào khối lượng, giá trị và bản chất pháp lý của từng loại hàng hóa.

Trong nhiều trường hợp, hàng hóa xách tay hợp pháp vẫn phải khai báo hải quan. Việc khai báo hải quan với hàng hoá xách tay sẽ được thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau: Người xuất cảnh, nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang hàng hóa vượt định mức hành lý miễn thuế qua khu vực kiểm tra hải quan mà không khai hải quan đều coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi khai hải quan, người khai hải quan không gộp chung định mức miễn thuế của nhiều người nhập cảnh để khai báo miễn thuế cho một người nhập cảnh, trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi. Việc khai báo định mức miễn thuế tính theo từng lần nhập cảnh.

Theo đó, người nhập cảnh không phải khai hải quan nếu không có hành lý vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.

Về mức miễn thuế theo Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh như sau : Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít; Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu; Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;  Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng Việt Nam.

"Như vậy, nếu không thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật" - luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ.

“Hàng nhập lậu” là hàng hóa vi phạm pháp luật

Theo luật sư Đặng Văn Cường, ngoài khái niệm về hàng hóa xách tay thì còn một khái niệm nữa mà người ta thường xuyên sử dụng là “hàng nhập lậu”, đây là loại hàng hóa vi phạm pháp luật, loại hàng không được phép nhập khẩu vào Việt Nam hoặc nhập khẩu không đúng thủ tục, trốn thuế. Những loại hàng hóa này được trà trộn vào hàng xách tay, vận chuyển trái phép qua biên giới để mang vào Việt Nam mua bán, sử dụng.

Luật sư Đặng Văn Cường

Cụ thể theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Như vậy, đối với các loại hàng hóa mà pháp luật quy định không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc các loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam nhưng phải tuân thủ quy định về khai báo hải quan, dán tem nhập khẩu... hoặc quy định hạn chế về số lượng mà các cá nhân, tổ chức không tuân thủ vẫn cố ý mang về Việt Nam thì đây được xác định là hàng nhập lậu, người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa vào Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tùy thuộc vào hành vi cụ thể.

Đối với loại hàng xách tay được phép mang theo người về Việt Nam qua các cửa hàng không, tuân thủ quy định của pháp luật về hàng xách tay thì đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của người mang theo. Người này có quyền bán, đổi, tặng cho bất kỳ ai mà không bị hạn chế bởi quy định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền sở hữu tài sản của mọi tổ chức, cá nhân. Việc tạo lập quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu dựa trên căn cứ quy định của bộ luật dân sự. Việc vận chuyển hàng hóa tiền tệ, qua biên giới thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, về quản lý hàng hóa, về ngoại thương... Bởi vậy, chỉ có những loại hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc xuất xứ, thuộc trường hợp khai báo hải quan nhưng không khai báo hoặc là những hàng hóa mang quá số lượng cho phép về Việt Nam... thì mới là hàng vi phạm pháp luật, không được phép bán, đổi, tặng cho và thực hiện các giao dịch khác.

Hành vi của các tiếp viên vi phạm quy định ngành hàng không

Liên quan vụ việc các tiếp viên hàng không xách tay ma tuý, luật sư Đặng Văn Cường cho hay, nếu kết luận của cơ quan chức năng cho thấy số hàng hóa mà các nữ tiếp viên này vận chuyển vào Việt Nam là không được phép do không khai báo hải quan, quá số lượng, trọng lượng, giá trị mà pháp luật quy định thì hành vi này là vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Nếu loại hàng hóa được xác định là vận chuyển trái phép có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính thì những người này cũng có thể bị xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, có thể các nữ tiếp viên này không bị xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vẫn có thể bị xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nếu như giá trị số hàng hóa này từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

Nếu trường hợp giá trị hàng hóa chưa đủ để xử lý hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt có thể đến 75 triệu đồng theo quy định tại tại Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, hành vi của các nữ tiếp viên này là vi phạm quy định của ngành hàng không nên sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật, có thể mức cao nhất là buộc thôi việc. Hành vi này rõ ràng ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho bản thân và xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của những người này, làm rõ những hậu quả đã gây ra đối với xã hội để xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ