Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tưng bừng khai hội truyền thống Chùa Láng

Kinhtedothi - Ngày 22/4, tại Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) đã diễn ra Lễ khai hội truyền thống xuân Mậu Tuất 2018.

Theo Ban Tổ chức, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 dưới thời vua Lý Anh Tông và được xây ngay trên nền nhà Phụ mẫu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh (một thiền sư nổi tiếng thời Lý). Chùa thờ Phật, thờ vua Lý Thần Tông và thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1962.
Về kiến trúc, cổng ngoài cùng phía trước chùa chính là cửa Tam Thiền (còn gọi là cửa Tam Triều). Hai bên có hai ông Voi chầu phục. Bên trong chùa là Lầu Bát giác ở giữa sân với mái chồng 2 tầng và 16 mái với những đầu đao cong vút uốn lượn thanh thoát. Gian chính của chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc đúng 100 gian. Tiền đường cao, hai mái phía trên có lầu 4 mái cong. Chùa có trên 60 bức hoành phi, câu đối. Hệ thống tượng thờ trong chùa có tới 198 pho với niên đại trải dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19…

Trước đây, hội Láng không phải được tổ chức hàng năm mà cứ phải vào những lúc mưa thuận gió hoà, khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm hội mới được mở. Tuy nhiên, ngày nay, hàng năm từ ngày mùng 6 - 8/3 Âm lịch dân làng lại tổ chức Hội và chọn ngày mùng 7/3 âm lịch là ngày chính Hội. Theo tương truyền đó là ngày sinh của Thiền sư Từ đạo Hạnh - vị thánh của làng Láng và được dân làng thờ phụng tại ngôi chùa này.

Lễ hội Chùa Láng tuy đơn giản hơn nhưng vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Theo đó, phần tế do các cụ hai giới chủ trì và sau đó là lễ dâng hương của các cụ có thâm niên trong làng. Phần hội ngoài biểu diễn văn nghệ còn có rất nhiều trò chơi dân gian mang đậm nét bản sắc truyền thống văn hóa Việt như: Đấu võ, chọi gà, cờ người...
Một số hình ảnh tại Lễ khai hội truyền thống Chùa Láng:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ