Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn hóa doanh nghiệp tạo lực cho phát triển bền vững

Kinhtedothi - Doanh nghiệp chú trọng xây dựng văn hóa bài bản sẽ tạo ra động lực cho nhân viên, gắn kết các thành viên lại với nhau, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, thu hút nhân tài…

Đó là khẳng định của các khách mời tại tọa đàm với chủ đề "Văn hóa doanh nghiệp và kết nối giao thương" với hình thức trực tuyến ngày 23/8. Chương trình do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức.

Tọa đàm thu hút đông cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tham dự.

Với bối cảnh hội nhập kinh tế, văn hóa thế giới sâu rộng như hiện nay, mục đích của Tọa đàm giúp các doanh nghiệp của Việt Nam có ý thức tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp, từ đó lan tỏa những nét hay, phong cách kinh doanh, phong cách giao tiếp và văn hóa phục vụ… để doanh nghiệp chiếm được lòng tin của thị trường, điểm tựa để phát triển bền vững.

Các chuyên gia, diễn giả đều nhìn nhận, văn hóa doanh nghiệp là một khái niệm khá quen thuộc trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập sâu rộng toàn cầu, vấn đề văn hóa doanh nghiệp không chỉ quan trọng với nội tại doanh nghiệp, thị trường trong nước mà còn thể hiện văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Văn hóa doanh nghiệp rất khó để định nghĩa tốt hay xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp. Doanh nghiệp chú trọng xây dựng văn hóa của mình bài bản sẽ tạo ra động lực cho nhân viên, gắn kết các thành viên lại với nhau từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thu hút nhân tài.

“Việt Nam trong giai đoạn vừa vượt qua đại dịch Covid-19, tất cả các mặt của đời sống đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đây cũng là thời điểm các mặt yếu và mạnh của các doanh nghiệp thể hiện rõ ràng nhất” - PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh.

Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn nhất thì những giá trị văn hóa sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp vượt qua thăng trầm. 

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu - Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh, đối với doanh nghiệp có 3 điều quan trọng nhất là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Đó chính là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp.

Theo Giám đốc kinh doanh Công ty CP MISA tại TP Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Lệ, để xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp, các doanh nhân cần phải bám vào 5 câu hỏi: Làm sao tạo được niềm tin cho khách hàng và cho Cán bộ nhân viên? Làm sao tạo được sự đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ? Làm sao tạo những thói quen tốt, hành động tốt cho cán bộ nhân viên? Làm sao nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc? Làm sao duy trì và lan tỏa văn hóa để doanh nghiệp phát triển bền vững?.

Do đó, văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giải pháp chiến lược để đổi mới và phát triển, nhờ đó năng suất lao động được cải thiện giúp doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu và thích ứng với mọi khó khăn, thử thách.

Hanoisme bắt tay MobiFone chuyển đổi số

Hanoisme bắt tay MobiFone chuyển đổi số

Hanoisme và HANU hợp tác nâng chất lượng nguồn nhân lực

Hanoisme và HANU hợp tác nâng chất lượng nguồn nhân lực

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ