Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vận tải hành khách hoạt động cầm cự

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng hành khách sử dụng xe khách liên tỉnh qua các bến xe ở Hà Nội giảm gần 60% so với cùng kỳ 2021 và chỉ bằng 14% so với cùng kỳ trước khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19.

Hoạt động vận tải tại bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Phạm Hùng

Theo báo cáo của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, bối cảnh chung đang trở về trạng thái bình thường mới nhưng hoạt động vận tải hành khách vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh hưởng dịch bệnh cùng với việc giá nhiên liệu tăng cao và loại hình xe limousine hoạt động ngoài bến xe đang gây nhiều khó khăn cho các đơn vị vận tải và bến xe.

Sản lượng dịch vụ các bến xe khôi phục chưa được trên 50% so với thời điểm trước khi xuất hiện dịch Covid-19. Hoạt động vận tải kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn do lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam còn hạn chế, nhiều khoản chi phí khác do ảnh hưởng của giá xăng dầu cũng biến động tăng theo.

Trước thực tế đó, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tập trung các nhóm giải pháp chuyên đề, xây dựng biểu đồ, tần suất chạy xe theo các kịch bản linh hoạt phù hợp với bối cảnh dịch bệnh, sẵn sàng thực hiện các yêu cầu, chỉ đạo của TP.

Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị đã khắc phục, xử lý 12 điểm dừng đỗ xe buýt bị mất, hư hỏng, mất an toàn giao thông…, điều chỉnh hợp lý hóa biểu đồ 13 tuyến xe buýt từ ngày 1/6/2022 để tạo thuận lợi hơn cho hành khách sử dụng dịch vụ.

Tổng Công ty đã đưa 15 xe buýt mới vào hoạt động thay thế cho các xe đã hoạt động 10 năm trên 4 tuyến 01, 02, 6D và 52B. Bổ sung phương tiện dự phòng cho các tuyến buýt 36, 107 nhằm sử dụng hiệu quả đoàn phương tiện và đảm bảo chất lượng phương tiện, dịch vụ của tuyến.

Theo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, mức độ phục hồi của hoạt động bến xe diễn ra còn chậm, nhu cầu đi lại qua bến xe thấp, các DN vận tải hành khách đều thực hiện giảm tần suất, kể cả vào các dịp nghỉ lễ. Trong phần lớn thời gian của 6 tháng đầu năm, các tuyến liên tỉnh chỉ hoạt động ở mức 20 – 40% so với thời kỳ trước khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19.

Lượt xe liên tỉnh ước đạt gần 250.000 lượt, bằng 106% kế hoạch, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2021, giảm gần 60% so với thời điểm trước dịch. Lượt khách liên tỉnh ước đạt gần 800.000 lượt, bằng 80% kế hoạch, giảm gần 60% so với cùng kỳ 2021 và chỉ bằng 14% so với cùng kỳ trước dịch. Sản lượng trông giữ ô tô của Công ty Khai thác điểm đỗ xe cũng giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Để khắc phục khó khăn, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội sẽ bám sát diễn biến tình hình, thực hiện điều hành linh hoạt, quyết liệt, nắm bắt cơ hội thị trường đẩy mạnh khôi phục phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm và cả năm 2022 ở mức cao nhất.

Đồng thời, triển khai các công tác chuẩn bị để sẵn sàng phát triển xe buýt khi được TP giao, nhất là có giải pháp hiệu quả về tuyển dụng, đào tạo để đảm bảo nguồn lao động đáp ứng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển các tuyến buýt mới. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm chất lượng phục vụ kết hợp công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng cho đội ngũ lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ...

Hoạt động vận tải hành khách: Mỏi mắt tìm hải đăng trong bão

Hoạt động vận tải hành khách: Mỏi mắt tìm hải đăng trong bão

Không để đứt gãy mạng lưới vận tải công cộng

Không để đứt gãy mạng lưới vận tải công cộng

Tập trung khách cho vận tải công cộng

Tập trung khách cho vận tải công cộng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ