Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Về thăm "Khu rừng Chính phủ"

Kinhtedothi - Nằm trong chương trình “Nghĩa tình tháng 7”, sau khi tổ chức tặng quà cho đồng bào S’Tiêng, M’Nông là những hộ thuộc các cộng đồng giữ rừng tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Đoàn công tác của báo Kinh tế và Đô thị đã có chuyến về nguồn tại Căn cứ Tà Thiết (tỉnh Bình Phước).

Ngày 28/7, đoàn cán bộ, phóng viên Văn phòng đại diện báo Kinh tế & Đô thị tại TP Hồ Chí Minh đã có chuyến đi về nguồn tại Di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền (Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam), hay còn gọi là Căn cứ Tà Thiết.

Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trước Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ được thờ trong Nhà thờ Thủ trưởng ba cơ quan tại Căn cứ Tà Thiết - Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trong Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đoàn cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã được hướng dẫn viên đưa đi thăm và thắp hương tại Khu tưởng niệm, nơi thờ Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh; các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ.

Đoàn công tác cũng được đưa tới thăm Hội trường Bộ Chỉ huy Miền; Nhà làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà.

Hệ thống hầm hào bao quanh Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt.
Hầm bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.
Bàn ghế bên trong Hội trường Bộ Chỉ huy Miền.

Căn cứ Tà Thiết là Di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Miền, nằm ở xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Theo hướng dẫn viên tại đây, Di tích này được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái, diện tích quy hoạch hơn 3.865 ha, với 9 khu.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, Tà Thiết là căn cứ cuối cùng được thành lập ở chiến trường miền Nam. Ngày 7/4/1972, khi Lộc Ninh được giải phóng, trụ sở của Bộ Chỉ huy Miền đóng tại khu B - Chiến khu Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) được dời về khu vực Tà Thiết và trở thành trụ sở của Chính phủ Cách  mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Do là trung tâm đầu não của cách mạng, nên người dân địa phương thời đó gọi là “Khu rừng Chính phủ”.

Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị thắp hương trong nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Cán bộ, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị nghe hướng dẫn viên giới thiệu về nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.

Căn cứ được xây dựng trong rừng với quy mô lớn, chắc chắn, đảm bảo tốt cho việc huấn luyện và chiến đấu, gồm: hệ thống hầm, hào, bệnh viện, trạm xưởng sửa chữa khí tài, trường lớp huấn luyện chiến đấu; hệ thống nhà ở và làm việc của các cán bộ lãnh đạo. Căn cứ Tà Thiết là điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, là điểm tập kết quân và vũ khí, đạn dược lớn nhất từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam để chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân 1975.

Nơi đây, vào tháng 3/1973, đã diễn ra Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua toàn Miền lần thứ III. Vào tháng 9/1973, diễn ra Hội nghị Quân chính toàn Miền. Tháng 10/1973, diễn ra Hội nghị quán triệt học tập Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng cho cán bộ cấp cao của Miền và các tỉnh.

Hầm bên dưới nhà làm việc của cố Thượng tướng Trần Văn Trà.
Xung quanh nhà làm việc cũng có hệ thống giao thông hào.

Ngày 3/4/1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã dẫn đầu Đoàn quân A75 của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đến Hội trường Bộ Chỉ huy Miền để xây dựng kế hoạch giải phóng Sài gòn – Gia Định.

Đến ngày 7/4/1975, đồng chí Phạm Hùng – Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền đã chủ trì cuộc họp quán triệt phương châm “Thần tốc, thần tốc, toàn thắng, nhất định thắng”. Ngày 8/4/1975, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lê Đức Thọ đã triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Và để xứng đáng với chiến dịch lớn nhất, có ý nghĩa nhất, kết thúc 21 năm dài kháng chiến, Bộ Chỉ huy Miền đã đề nghị Trung ương Đảng đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lúc 19 giờ ngày 14/4/1975, cũng tại Hội trường Bộ Chỉ huy Miền đã nhận được bức điện số 37-TK do Tổng Bí thư Lê Duẩn ký đồng ý đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày 26/4/1975, tại Căn cứ Tà Thiết đã phát đi lệnh Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Hướng dẫn viên giới thiệu về Di tích Quốc gia đặc biệt.

Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Căn cứ Tà Thiết là Di tích lịch sử Quốc gia. Đến ngày 20/4/1995, di tích này được phục hồi nguyên trạng, gồm các hạng mục: Bếp Hoàng Cầm; hầm Giao ban; hầm chữ A; hội trường, nhà ở và nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo: Đại tướng Lê Đức Anh, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng…

Từ năm 1997 trở về sau, di tích nhiều lần được trùng tu, sửa chữa khang trang với nhiều hạng mục, như: Tượng đài chiến thắng, đền thờ chính, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cổng chào, khu quảng trường và hàng rào bảo vệ...

Ngày 23/12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2367/QĐ-TTg công nhận Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Mùa săn... lộc trời

Mùa săn... lộc trời

Tận mắt xem kỹ thuật thiến gà của đồng bào Tày, Nùng

Tận mắt xem kỹ thuật thiến gà của đồng bào Tày, Nùng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ