Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục sụt giảm?

Kinhtedothi - Kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine; lạm phát cao tại một số nước trên thế giới… là những nguyên nhân chính khiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn.

Xuất siêu giảm gần 38%

Thông tin từ Bộ NN&PTNT chiều 4/5 cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản tháng 4/2023 của Việt Nam ước đạt 4,54 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước; giảm 1,2 triệu USD so với tháng 3/2023 (4,66 tỷ USD). So với cùng kỳ năm trước, 4 tháng đã qua của năm 2023, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 15,66 tỷ USD, giảm 13,3%; trong khi xuất siêu đạt 2,51 tỷ USD, giảm 37,7%.

Ngoài các nhóm hàng nông sản và chăn nuôi tăng (nông sản đạt 2,33 tỷ USD, tăng 24%; chăn nuôi đạt 41 triệu USD, tăng 46,7%); còn lại, các mặt hàng thủy sản, lâm sản đều giảm. Cụ thể, thủy sản đạt 800 triệu USD, giảm 28,6%; lâm sản đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn.

4 tháng năm 2023, rất nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm. Đơn cử như: Cao su 684,8 triệu USD, giảm 20,1%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,91 tỷ USD, giảm 30,4%; mây, tre, cói thảm 245 triệu USD, giảm 29,2% và cá tra đạt 558 triệu USD, giảm 39,9%; tôm đạt 843 triệu USD, giảm 39,6%...

Trong 4 tháng qua, 2 trong 3 thị trường xuất khẩu chính có giá trị nhập khẩu hàng Việt Nam tăng là Trung Quốc và Nhật Bản; trong khi thị trường lớn thứ 3 (chiếm 18,9% tỷ trọng xuất khẩu) là Hoa Kỳ thì sụt giảm đến 40,5%. So với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,9%, tăng 3,3%, và Nhật Bản chiếm 8,1%, tăng 0,8%.

Đẩy mạnh phát triển thị trường

 

4 tháng qua của năm 2023, giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính cũng giảm sâu. Cụ thể, hồ tiêu 5.846 USD/tấn, giảm 34,3%; phân bón các loại 421 USD/tấn, giảm 33,6%; cao su 1.392 USD/tấn, giảm 21,2%; sắn và sản phẩm từ sắn 384 USD/tấn, giảm 11,2%...

Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân khiến tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản giảm và thị trường xuất khẩu tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn là do kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga - Ukraine; lạm phát cao tại một số nước trên thế giới, trong đó có những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...), làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu (sức mua, cầu giảm). 

Bên cạnh đó, nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường; trong khi lượng hàng tồn nhập khẩu 2022 của một số thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU… còn lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới.

Giá nguyên liệu vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản biển vẫn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của nông dân, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, biến động của thị trường trong nước và thế giới.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tổ chức các đoàn công tác làm việc với 2 tỉnh: Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) để đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản. Tiếp tục tổ chức các Diễn đàn 970 kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ rau gia vị sang thị trường EU. Đồng thời, chuẩn bị tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt nam tại Vương quốc Anh nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Anh...

Khai thông xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc

Khai thông xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản quý I/2023 sụt giảm, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì?

Xuất khẩu nông sản quý I/2023 sụt giảm, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ