Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

20 năm thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

Việt Nam chủ động bảo vệ, phát huy giá trị

Kinhtedothi - Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể. Tinh thần của Công ước đã bước đầu vận dụng vào Luật sửa đổi, và thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Việt Nam cũng là quốc gia thành viên đầu tiên trong số 181 quốc gia thành viên của Công ước tính đến thời điểm này, tổ chức kỷ niệm 20 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực từ T.Ư tới các địa phương liên quan trong năm 2023.

Quang cảnh Hội thảo.

Những ý kiến trên được các chuyên gia chia sẻ trong Hội thảo khoa học “20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng”, do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Sở VH&TT TP Hà Nội vừa tổ chức.

Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể

Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO thông qua năm. Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế quan trọng này, đánh dấu sự hội nhập, xác định vai trò quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể với UNESCO và các nước trên thế giới. Nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia, quốc tế được quy định trong Công ước đang góp phần hiệu quả vào phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội bền vững.

Liên hoan Ca trù Hà Nội lần thứ ba - năm 2022. Ảnh: Lại Tấn.

Theo Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) Nông Quốc Thành: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về di sản văn hóa phi vật thể vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009). Nhiều nội dung về di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng một chương để quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, các nội dung về di sản văn hóa phi vật thể quy định trong Luật Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, làm cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với tinh thần, quy định của Công ước 2003, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.

Một trong những sự kiện nổi bật đánh giá về công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là tháng 12/2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với kết quả nêu trên, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Với các di sản văn hóa phi vật thể trình và đã được UNESCO ghi danh vào các danh sách, Bộ VHTT&DL đã trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các địa phương có di sản thực hiện các biện pháp bảo vệ di sản theo cam kết. Với cương vị là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước nhiệm kỳ 2022 – 2026, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực, trách nhiệm trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Kế thừa, phát huy di sản

Từ năm 2013, Sở VH&TT Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa tổ chức thực hiện việc điều tra, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể; nghiên cứu lập đề án bảo vệ một số di sản cần bảo vệ khẩn cấp và lập hồ sơ khoa học để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia một số di sản đại diện trên toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã của TP.

“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc.

Theo Trưởng Phòng quản lý di sản văn hóa - Sở VH&TT Hà Nội Phạm Thị Lan Anh: Mô hình tổ chức kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện tại Hà Nội là: Cơ quan quản lý di sản văn hoá các cấp - cộng đồng - tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đến nay, các danh mục được bàn giao về các quận, huyện, thị xã để địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể tại Hà Nội, cơ quan quản lý và cộng đồng đều ý thức giữ gìn, tổ chức nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản. Điển hình như nghi thức và trò chơi kéo co ngồi đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (hồ sơ đa quốc gia), được cộng đồng ý thức gìn giữ.

Trưởng Tiểu BQL di tích đền Trấn Vũ Ngô Quang Khải cho biết, ngay sau khi nghi thức và trò chơi kéo co ngồi được UNESCO ghi danh, trên cơ sở chỉ đạo của quận Long Biên và phường Thạch Bàn về việc tuân thủ các cam kết và tiêu chí trong Công ước 2003 của UNESCO, Tiểu BQL di tích đền Trấn Vũ luôn chủ động trong việc quản lý, tổ chức lễ hội định kỳ hằng năm để thực hành trò chơi và nghi lễ, tổ chức các hoạt động giao lưu trong nước và quốc tế, thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền dạy, giáo dục truyền thông cho học sinh các trường trên địa bàn phường và quận.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến, tham luận được đưa ra, nhận diện các thách thức, những mặt tồn tại của việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh phát triển, hiện đại hóa, chuyển đổi xã hội và công nghệ; qua đó chia sẻ các trường hợp điển hình về các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với điểm nhấn là TP Hà Nội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Độc đáo phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

30/01/2025 | 06:07

Ông Đinh Công Su, thôn Đồng Vỡ, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, người Mường có tiếng nói, không có chữ viết nên mỗi dịp Tết Nguyên đán là dịp người Mường truyền lại văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ