Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam – “con hổ mới” của kinh tế châu Á

Kinhtedothi - Nhận xét về sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua, Tổng Thư ký của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Lý Bảo Đông khẳng định, Việt Nam được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là con hổ mới về kinh tế của châu Á.

Phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn Xúc tiến Kinh tế Việt Nam – Trung Quốc ngày 20/12 do Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng UBND TP Hà Nội tổ chức, Tổng Thư ký của Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Lý Bảo Đông khẳng định, Việt Nam là nền kinh tế quan trọng và nằm trong số các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới.
 Các đại biểu tham gia Diễn đàn Thúc đẩy Kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Hà Phương
“Việt Nam được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là con hổ mới về kinh tế của châu Á. Việt Nam có nền chính trị ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, thu hút các nhà đầu tư quốc tế.” - Tổng Thư ký Diễn đàn châu Á cho hay.

Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động, phát triển nhanh, ổn định, là điểm đến hấp dẫn, an toàn của nhà đầu tư nước ngoài. Với dân số tiệm cận 100 triệu người, cơ cấu dân số vàng với 60% trong độ tuổi lao động, Việt Nam đang là thị trường có sức mua tăng trưởng nhanh, giàu tiềm năng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tháng 11/2018 đạt 56,5 điểm - mức cao nhất trong 7 năm qua, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á...

Chia sẻ về những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Vũ Tiến Lộc cho biết, Vấn đề lớn nhất hiện nay là thâm hụt thương mại của Việt Nam - Trung Quốc lớn. Việt Nam vẫn còn nhập siêu từ Trung Quốc với số lượng ngày càng tăng. Do vậy, Việt Nam mong muốn, Trung Quốc gia tăng nhập khẩu hàng hóa có ưu thế của Việt Nam để dần dần cải thiện cán cân thương mại song phương.

 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Diễn đàn Thúc đẩy Kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thông tin về hoạt động hợp tác giữa TP Hà Nội với các tỉnh, TP Trung Quốc trong thời gian qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện Hà Nội có 425 dự án FDI của các DN Trung Quốc đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 517 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hà Nội với Trung Quốc cả năm 2017 và 11 tháng đầu năm 2018 đạt 16,5 tỷ USD. Khách du lịch Trung Quốc là thị trường khách đứng vị trí thứ nhất trong số các thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội và liên tục tăng trong các năm vừa qua. 11 tháng đầu năm 2018, khách du lịch Trung Quốc đến Hà Nội đạt 729.338 lượt, tăng 24% so với cùng kỳ, gấp 5,4 lần so với năm 2011.

Với phương châm “lấy người dân và DN làm trung tâm để phục vụ”, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng DN. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các DN của Trung Quốc nghiên cứu đầu tư các lĩnh vực mà các bạn đang có thế mạnh như: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch… Chính quyền Hà Nội cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, DN Trung Quốc đầu tư, kinh doanh hiệu quả, lâu dài, ổn định, cùng có lợi.

Bên cạnh đó, để triển khai có hiệu quả sáng kiến của Trung Quốc: “Một vành đai, một con đường” và “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, chính quyền Hà Nội mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa Hà Nội, các tỉnh, TP của Việt Nam với các tỉnh, TP của Trung Quốc; Tăng cường cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và minh bạch cho các DN của Việt Nam và Trung Quốc; Đẩy mạnh mở rộng hợp tác tới cấp cơ sở, cùng cam kết tham gia tích cực các chương trình xúc tiến đầu tư, hội chợ thương mại, hợp tác phát triển du lịch do mỗi địa phương tổ chức… Tổ chức Hội nghị cấp cao giữa các tỉnh, TP luân phiên tại các địa phương để thảo luận và quyết định các nội dung hợp tác trong những năm tiếp theo. Đẩy mạnh hoạt động của các nhóm công tác chuyên trách mỗi địa phương, tích cực trao đổi, cung cấp thông tin và đôn đốc thực hiện các nội dung hợp tác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ