Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt - Đức tăng cường phối hợp chính sách giữa G20 và APEC

Kinhtedothi - Trưa 16/2, giờ địa phương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G20 tại Bonn, Đức.

Về quan hệ song phương, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
 Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel.
Hiện nay Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Sigmar Gabriel nhất trí sẽ chỉ đạo hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đức tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn nữa, nhất là về thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động, dạy nghề, du lịch, công nghệ…
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị phía Đức thúc đẩy EU hoàn tất rà soát pháp lý để sớm ký kết Hiệp định EVFTA trong năm 2017, công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam cùng thời điểm ký EVFTA.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao việc Đức mời Việt Nam với tư cách nước chủ nhà APEC 2017 tham dự các hội nghị Nhóm G20 trong năm nay. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng mời Đức với tư cách là Chủ tịch G20 tham gia một số hoạt động trong khuôn khổ năm APEC 2017 tại Việt Nam.
Hai bên nhất trí cho rằng, nghị trình và các ưu tiên của G20 và APEC năm nay có nhiều điểm tương đồng, do đó việc tăng cường hợp tác và phối hợp chính sách giữa G20 và APEC là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển bền vững, liên kết và tự do hóa thương mại.
Hai bên cũng trao đổi ý kiến về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc tăng cường phối hợp tại các diễn đàn, tổ chức khu vực, quốc tế và Liên Hợp quốc (LHQ). Phó Thủ tướng đề nghị Đức và EU tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982), góp phần tích cực bảo đảm tự do và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ