Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam lên tiếng về thông tin Trung Quốc đặt cáp ngầm ở Hoàng Sa

Kinhtedothi - "Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền lãnh thổ và vô giá trị", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao. 
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11/6, trả lời câu hỏi phóng viên về thông tin Trung Quốc đang triển khai hệ thống cáp ngầm ở quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: ”Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế để khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa”.
Bà Hằng nhấn mạnh, các nước cần hành động có trách nhiệm tránh làm phức tạp tình hình, qua đó đóng góp vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Trước đó, truyền thông quốc tế trích ảnh chụp vệ tinh của hãng Planet Labs (Mỹ) và dữ liệu từ các trang theo dõi tàu thuyền cho thấy các tàu của Trung Quốc có thể đang lắp đặt cáp ngầm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Giới chuyên gia phân tích động thái mới nhất của Trung Quốc tại Hoàng Sa có thể nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Về công hàm phản đối của Mỹ gửi Liên Hiệp quốc nhằm phản đối các yêu cách của Trung Quốc trên biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam quan tâm đến việc nhiều quốc gia là thành viên của Liên Hiệp quốc đã lưu hành các văn bản bày tỏ quan điểm về tình hình ở khu vực.
Theo bà Hằng, việc lưu hành các văn bản để bày tỏ quan điểm là phương thức thường làm của các thành viên Liên Hiệp quốc. Trong đó, cộng đồng quốc tế và Liên Hiệp quốc luôn coi trọng các quốc gia thành viên tuân thủ và tôn trọng các quy định và luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
“Chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như các vùng biển là phù hợp với các điều khoản trong UNCLOS 1982”, bà Hằng khẳng định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ