Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc đưa khinh khí cầu quân sự ra Đá Vành Khăn

Kinhtedothi - Có thông tin Trung Quốc triển khai đưa khinh khí cầu ra Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trao đổi tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/12, phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin Trung Quốc triển khai khinh khí cầu do thám ở bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Trước thông tin này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định quan điểm của Việt Nam: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Theo đó, Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế và có những đóng góp trách nhiệm và xây dựng trong việc duy trì an ninh, an toàn, hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Trước đó, Philstar đưa tin, theo bức ảnh vệ tinh được công ty ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel chia sẻ trên Twitter, khinh khí cầu Trung Quốc được cho thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo phục vụ mục đích quân sự tại Đá Vành Khăn.

Bãi Vành Khăn, bãi Chữ Thập và bãi Subi (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) là 3 khu vực Trung Quốc trái phép tiến hành cải tạo và xây dựng với quy mô lớn nhất ở Biển Đông.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa  trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

* Cũng tại cuộc họp báo, về thông tin tàu hải cảng Trung Quốc lại vào vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, lực lượng chức năng của Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc 1982.

“Mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam cần tuân thủ các quy đjnh của Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc 1982 và các quy định liên quan của Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ