Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vietcombank thực hiện thành công “đa mục tiêu”, nộp ngân sách nhà nước gần 11 nghìn tỷ đồng

Kinhtedothi - Năm 2021, mặc dù tiếp tục đối mặt với những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “đa mục tiêu”: vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ, duy trì hoạt động kinh doanh liên tục; vừa chia sẻ khó khăn với khách hàng và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Kết quả thực hiện mục tiêu kép: Triển khai nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.

Trong năm 2021, Vietcombank đã tổ chức tiêm phủ vaccine Covid-19 nhanh và sớm cho toàn thể cán bộ nhân viên. Điều chỉnh hiệu quả phương thức quản trị, điều hành thích ứng trong điều kiện khắc nghiệt; tổ chức làm việc từ xa, làm việc theo ca để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời dịch vụ ngân hàng, kể cả trong những thời điểm giãn cách theo Chỉ thị 15 & Chỉ thị 16; đồng thời cải tiến chính sách, số hoá quy trình, triển khai kịp thời các giải pháp giao dịch trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh.  

Vietcombank triển khai phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh liên tục

Năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ và HĐQT giao:

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng. 

- Huy động vốn thị trường I đạt ~1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020. 

- Tỷ trọng HĐV không kỳ hạn (KKH) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020.

- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Dư nợ tín dụng đạt ~963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.  

Vietcombank đồng hành chia sẻ với khách hàng, miễn toàn bộ phí trên kênh ngân hàng số VCB Digibank

- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,63%. 

- Trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN. Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%).

- Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020.

- Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13,2% so với năm 2020.

- Doanh số TTQT-TTTM tăng 23,7% so với năm 2020. Thị phần TTQT-TTTM ở mức 15,36%.

Lợi nhuận trước thuế đạt kế hoạch NHNN và ĐHĐCĐ giao trong năm 2021.

Thu hồi nợ ngoại bảng đạt ~2.900 tỷ đồng, tăng 19,3% so với năm 2020.

Chỉ số ROAA và ROAE tăng cao so với 2020, đạt mức 1,6% và 21%.

Tòa nhà Trụ sở chính Vietcombank tại Hà Nội

Hỗ trợ khách hàng thông qua giảm lãi suất năm 2021 gần 7.100 tỷ đồng

Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch Covid-19 thông qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm phí và giảm lãi suất cho vay, tái cơ cấu dư nợ hiện hữu.

Tổng dư nợ được hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho vay tại thời điểm 31/12/2021 đạt ~ 680.000 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất năm 2021 đạt ~ 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với hỗ trợ trong năm 2020). 

Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là ~10.540 tỷ đồng (dư nợ gốc ~9.410 tỷ đồng và dư nợ lãi ~1.130 tỷ đồng).

Tổng số tiền lãi lũy kế hỗ trợ khách hàng năm 2020-2021 là 10.800 tỷ đồng. 

Đặc biệt, trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Vietcombank tiếp tục đồng hành, sẻ chia và hỗ trợ khách hàng một cách thiết thực thông qua việc miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên kênh ngân hàng số VCB Digibank, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện trong trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.

Đóng góp cho công tác an sinh xã hội, phòng chống dịch COVID-19 gần 723 tỷ đồng

Vietcombank tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt là các chương trình an sinh xã hội phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Vietcombank cam kết thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền ~723 tỷ đồng, trong đó 246 tỷ đồng được đóng góp trực tiếp từ người lao động và quỹ phúc lợi; ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19 số tiền 381 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí đầu ngành về nộp ngân sách nhà nước với số tiền ~11.000 tỷ đồng.

Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2022

Một số chỉ tiêu chính

Chỉ tiêu

Kế hoạch 2022

  1. Tổng tài sản

tăng 8% so với 2021

  1. Huy động vốn TT1

Tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng.

  1. Tín dụng

tăng 12% so với 2021

  1. Tỉ lệ nợ xấu

< 1,5%

  1. Lợi nhuận trước thuế

Tăng tối thiểu 12% so với 2021



Vietcombank - ngân hàng số 1 Việt Nam

Vietcombank - ngân hàng số 1 Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ