Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vụ “Bắt giam Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức”: Bắt 6 bị can liên quan đến hành vi chạy án

Kinhtedothi - Trong số nhiều bị can bị bắt tạm giam, có 2 bị can nguyên là cán bộ Cục CSĐT Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an, 1 Giám đốc Công ty luật...

Tối 10/11, tin từ Viện KSND Tối cao cho biết cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 6 bị can về tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” được quy định tại điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
 Nguyễn Minh Quân (bên trái) và Nguyễn Văn Lợi. Ảnh: Bộ Công an.
6 bị can vừa mới bị bắt, gồm: Lê Thanh An và Bùi Trung Kiên, cả 2 nguyên là cán bộ C03 Bộ Công an; Bùi Thị Hồng Giang (SN 1975, ngụ TP Hà Nội, Giám đốc Công ty Luật TNHH Bùi Gia và Cộng sự); Trần Văn Long (SN 1976, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông du lịch Việt); Nguyễn Ngọc Triệu (SN 1973, nguyên Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và Hà Duy Tuấn (SN 1985, lao động tự do, ngụ tỉnh Bắc Ninh).
Cả 6 bị can nêu trên bị bắt vì đã có hành vi nhận tiền chạy án của Nguyễn Minh Quân (SN 1973, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh).
Trước đó vào ngày 7/11, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Văn Lợi (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Nguyễn Tâm) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo thông ban đầu, Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Văn Lợi cùng nhiều đối tượng khác đã thông đồng, câu kết thực hiện hành vi trái quy định của Luật Đấu thầu trong việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện TP Thủ Đức gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 - 6 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục 1 chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 6 - 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 2 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đến dưới 3 tỷ đồng;
e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 - 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng;
c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1 tỷ đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 - 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ