Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vụ cháy Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông: Liệu người dân có bị nhiễm thủy ngân?

Kinhtedothi - Chiều 30/8, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã tổ chức thông tin tới báo chí về tác hại của thủy ngân sau vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông.

Theo đó, như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, ngày 28/8/2019, đã xảy ra cháy tại kho chứa hàng thuộc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông; địa chỉ số 87 - 89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Khu vực xảy ra cháy nằm trong khuôn viên khu vực kho chứa hàng hóa và nhà xưởng thuộc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Bác sĩ phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) Nguyễn Trung Nguyên trả lời báo chí.
Được biết, tổng diện tích nhà kho, xưởng là khu vực xảy ra cháy khoảng 6.000m2, các khu vực kho và xưởng bị cháy nằm tại phía Đông Nam khuôn viên Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư nghành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác.
Nhiễm thủy ngân là có cơ sở
Trước mối nguy hại về sự phát tán của các chất độc sau vụ cháy, đặc biệt là của thủy ngân - một dạng khí rất độc nếu như người hít phải. Trả lời về vấn đề này, bác sĩ phụ trách Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) Nguyễn Trung Nguyên cho biết, sau vụ cháy nhiều người dân lo ngại về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân là hoàn toàn chính đáng và có sở vì đây là cháy nhà máy sản xuất bóng đèn nên hoàn toàn có nguy cơ.
Được biết, riêng trong sáng nay Trung tâm đã tiếp nhận 12 trường hợp (10 phóng viên và 2 người dân) đến khám và làm xét nghiệm vì có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, tức ngực, khó thở...Cả 12 trường hợp đến khám đều là người tiếp xúc gần hoặc ở quanh khu vực xảy ra đám cháy tại công ty Rạng Đông.
“Qua khám lâm sàng, các trường hợp không có gì đặc biệt thể hiện ra ngoài. Riêng xét nghiệm, chiều hoặc tối nay sẽ có kết quả, bởi xét nghiệm tìm ra kim loại rất mất thời gian. Khi có kết quả, nếu bệnh nhân nhiễm thủy ngân, sẽ xem xét nên điều trị hay không” - bác sĩ Nguyên cho biết.
Đối với nguy cơ nhiễm độc xảy ra với các đám cháy, bác sĩ Nguyên cho rằng, nếu cháy bình thường thì nạn nhân thường hay bị ngạt khói, ngạt khí, ngạt nóng... gây tổn thương, bỏng hoặc ngạt đường hô hấp.
“Tuy nhiên, vụ cháy này nhiều người còn quan tâm đến việc nhiễm độc khí thủy ngân. Đối với thủy ngân ở trạng thái bình thường như bị vỡ tại chỗ thì nguy cơ thấp hơn. Nhưng nếu thủy ngân ở trong môi trường nóng như ở đám cháy thì sẽ bị bốc hơi và gây nguy cơ ngộ độc cao hơn” - bác sĩ Nguyên nói.
Ngoài ra, trường hợp ngộ độc thủy ngân thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là nồng độ thủy ngân, tiếp theo là thời gian tiếp xúc... ”Nếu nồng độ thủy ngân cao, thời gian tiếp xúc lâu và đặc biệt đứng theo đúng chiều gió thì nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn, đặc biệt là với người có thể trạng yếu như người già, trẻ nhỏ” - bác sĩ Nguyên cảnh báo.
Đâu là biểu hiện bị nhiễm thủy ngân?
Đối với trường hợp cụ thể ở vụ cháy vừa qua, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho rằng, đến thời điểm này vẫn cần phải chờ đợi kết quả quan trắc từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao nhất là lực lượng cứu hoả, công nhân, người dân vào dọn đồ đạc và hít trực tiếp phải hơi khói nóng bốc lên. Cùng với đó là những người ở xung quanh đám cháy nếu đó có triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, choáng váng, tê chân tay thì nên đi đến bệnh viện kiểm tra.
Hiện trường vụ cháy diễn ra vào buổi đêm ngày 28/8.
“Đối với những người ngộ độc thủy ngân cấp tính thì sẽ có biểu hiện sau vài giờ, các biểu hiện khó thở, tức ngực, mệt mỏi xuất hiện rất nhanh... nếu không đến viện kịp thời dễ gây nhiễm độc thần kinh, suy thận. Trong trường hợp có nghi ngờ bị nhiễm độc thủy ngân ở ngoài da, thì cần phải rửa bằng nước sạch. Nếu hít phải mà không ngộ độc cấp tính cũng cần đến viện kiểm tra để có hướng xử lý cụ thể. Nếu phải điều trị thì các bác sĩ sẽ dùng thuốc giải độc trong cơ thể” - bác sĩ này nhấn mạnh.
Trước tình trạng nhiều người dân hoang mang, lo lắng có nhiễm thủy ngân hay không, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng khuyến cáo, mọi người không nên quá lo lắng vì thủy ngân chỉ nguy hiểm trong môi trường nóng và bốc hơi lúc đó. Còn hiện tại đám cháy đã được dập tắt 2 ngày nên độ nguy hiểm giảm hơn nhiều.
“Về các loại thực phẩm, đa số người dân ở đó dùng thực phẩm ở nơi khác mang đến, nước dùng bằng đường ống, đất cũng bê tông hóa... nên không quá lo. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện như đã nói trên thì cần phải đến viện thăm khám, hiện các bệnh viện tuyến huyện cũng có thể thực hiện được xét nghiệm này” - bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

549.997 lượt người bệnh khám, cấp cứu trong 9 ngày nghỉ Tết

02/02/2025 | 23:50

Kinhtedothi - Bộ Y tế cho hay, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, (từ ngày 25/1-2/2), các bệnh viện đã khám, cấp cứu cho 549.997 lượt người bệnh; có 194.985 người bệnh nhập viện, điều trị nội trú; thực hiện 18.929 ca phẫu thuật (trong đó có 3.301 ca phẫu thuật cấp cứu do tai nạn).

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

Chủ quan, nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng nhập viện

16/01/2025 | 13:49

Kinhtedothi - Gần đây, số ca mắc cúm, viêm phổi, viêm phế quản do các loại vi khuẩn, virus nhập viện tăng cao, chủ yếu là các bệnh nhi, người lớn trên 65 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền. Đáng nói, nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh, trở nặng, nhập viện muộn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ