Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vụ Khaisilk bán khăn "Made in China" ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu Việt

Kinhtedothi - Ngay sau thông tin ông Hoàng Khải thừa nhận thương hiệu Khaisilk bán khăn "made in China" từ những năm 90 của thế kỷ trước, cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, làm rõ vụ việc.

Có dấu hiệu gian lận thương mại
Như tin đã đưa, chiều 26/10, lực lượng liên ngành gồm Đội quản lý thị trường số 14, Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất tại cửa hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi có thông tin về việc Khaisilk bán sản phẩm của tập đoàn này nhưng lại có mác "Made in China" lẫn mác "KHAISILK-Made in Việt Nam".

Lực lượng liên ngành đã thu giữ 52 mẫu sản phẩm gồm: Quần áo, khăn, caravat... trị giá hơn 30 triệu đồng để mở rộng điều tra.
 Khăn mang thương hiệu Khaisilk có đính mác "Made in China"
Ông Trần Hùng-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, thành viên đoàn kiểm tra thông tin với báo chí, sơ bộ dấu hiệu ban đầu cho thấy có dấu hiệu gian lận thương mại.

Trả lời trên báo Dân trí, ông Trần Hùng cho rằng, việc “nhập nhằng” xuất xứ khăn lụa của tập đoàn Khaisilk đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của thương hiệu Việt. Đây là sự việc rất đáng buồn cho một thương hiệu sau bao nhiêu năm gầy dựng, giữ gìn.

"Khăn lụa Khaisilk thường được dùng làm quà cho các đối tác, bạn bè quốc tế khi sang Việt Nam để ngoại giao hay hợp tác kinh doanh. Nó sẽ ảnh hưởng đến “cái nhìn” của bạn bè quốc tế vào những sản phẩm, thương hiệu có xuất xứ từ Việt Nam.

Việc mất uy tín của thương hiệu chỉ là một phần nhưng tổn thất lớn nhất chính là việc mất niềm tin trong nhân dân”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường-Bộ Công Thương cho biết.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, Văn phòng Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin hàng hoá của Tập đoàn Khaisilk vừa có mác “KHAISILK-Made in Việt Nam” vừa có mác “Made in China”; nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý.

Đề nghị Cục Quản lý thị trường khẩn trương báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10/2017.
 Doanh nhân Hoàng Khải
Bán lụa "Made in China" từ những năm 90 thế kỷ trước

Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí ngày 25/10, doanh nhân Hoàng Khải (chủ thương hiệu Khaisilk) đã thừa nhận việc bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Theo ông Khải, việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi Khaisilk không tìm đủ nguồn hàng trong nước.

Vì nghĩ đơn giản rằng các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa, nên vị doanh nhân này đã nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam

Ông Khải cũng cho biết, tập đoàn hiện đã phát triển thành tập đoàn đa ngành khiến ông lúng túng trong khâu quản lý và đặc biệt là mảng lụa tơ tằm chỉ còn đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, thiếu kiểm tra giảm sát.

Tuy vậy ông Hoàng Khải vẫn khẳng định, dù là hàng nhập từ Trung Quốc, lụa bán tại đây không phải là sản phẩm kém chất lượng, bởi hàng bán ở Khaisilk luôn được duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng, đạt yêu cầu mới nhập.

Trước đó, một doanh nghiệp ở Hà Nội cho biết đã mua sản phẩm của Khaisilk tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để làm quà tặng cho đối tác. Số khăn tay lụa tơ tằm Việt Nam mang thương hiệu Khaisilk (kích thước 50 x 50cm), với đơn giá 644.000 đồng/chiếc.

Tuy vậy sau khi nhận hàng thì phát hiện một chiếc khăn trong lô hàng này có gắn 2 nhãn mác khác nhau. Một mác với nội dung "KHAISILK-Made in Việt Nam” còn một nhãn khác có dòng chữ “made in China”, đồng thời qua kiểm tra những chiếc khăn còn lại, phát hiện dấu hiệu của việc cắt mác cùng màu với mác in dòng chữ “made in China”.

Sau khi nhận được phản ánh của khách hàng, một đại diện của cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (nơi bán lô hàng trên), khẳng định chất liệu khăn được làm từ 100% lụa tơ tằm.

Về việc có gắn mác in dòng chữ “made in China”, vị đại diện này cho biết nhân viên kho đã nhầm lẫn, do bị thiếu một chiếc trong đơn hàng đã lấy ngay trên máy may đang sản xuất khăn cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

Sơn La: phát triển bền vững cây cà phê

11/01/2025 | 15:29

Kinhtedothi - Tỉnh Sơn La đang có trên 21.000 ha cà phê, sản lượng tăng đều qua các năm và giá trị kinh tế ngày càng cao, giúp đời sống người trồng cà phê ngày một phát triển và tạo nhiều việc làm cho lao động mùa vụ.

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

Khai mạc lễ hội hoa kiểng đầu tiên của tỉnh Bến Tre

09/01/2025 | 07:41

Kinhtedothi - Tối 8/1, UBND huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 với chủ đề “Sắc màu Chợ Lách”. Lễ hội diễn ra từ ngày 8-12/1/2025 với chuỗi hoạt động đặc biệt.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ