Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vượt qua Covid-19, Hà Nội có 2 quận không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo

Kinhtedothi – Đến cuối năm 2020, TP Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo. Đặc biệt, Hà Nội có 2 quận không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo là Hai Bà Trưng và Cầu Giấy

 Sáng ngày 11/12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn kết tổng kết công tác giảm nghèo 2016 – 2020. Tham dự hội nghị điểm cầu Hà Nội có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và giám đốc các ủy ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn TP.
Theo thông tin từ Sở LĐTB&XH Hà Nội, năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng TP vẫn chỉ đạo quyết liệt thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội.
Từ chỗ năm 2016, toàn TP Hà Nội có 65.377 hộ nghèo, chiếm 3,64% tổng số hộ dân và 34.005 hộ cận nghèo chiếm 1,89% tổng số hộ dân. Đến nay Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,21%. Trong đó có 14/30 quận, huyện không còn hộ nghèo, đặc biệt 2 quận (quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy) không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo. 
 Đến cuối năm 2020, TP Hà Nội có 14/30 quận, huyện không còn hộ nghèo.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng tự cân đối nguồn lực, TP đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách theo quy định của Chính phủ và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù của TP.
Theo đó, người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế; trợ cấp hàng tháng cho trên 4.000 người người già yếu không tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động; trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 192.000 đối tượng bảo trợ xã hội và trên 2.600 đối tượng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, với mức chuẩn trợ cấp là 350.000 đồng (cao hơn mức chuẩn trợ cấp T.Ư), tổng kinh phí trợ cấp trên 1.000 tỷ đồng/năm.
Năm 2018 TP đã hoàn thành Chương trình hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, với 4.166 hộ được hỗ trợ xây sửa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 423 tỷ đồng. Ngân sách TP ủy thác trên 2.500 tỷ đồng để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. 100% hộ nghèo TP được hỗ trợ tiếp cận sử dụng truyền hình số mặt đất theo Đề án số hóa truyền hình và được hỗ trợ tiền điện hàng tháng theo quy định.
 Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông bàn giao kinh phí hỗ trợ nhà cho hộ nghèo. 
Song song với đó, TP Hà Nội còn thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo như: Khuyến khích hỏa táng; tặng quà cho hộ nghèo, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dịp Tết Nguyên đán...
Ngoài chính sách của T.Ư và TP, một số quận, huyện, thị xã còn thực hiện các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây dựng nhà ở xuống cấp; hỗ trợ bò giống; tặng xe máy, máy khâu, máy ép mía; hỗ trợ kinh doanh buôn bán nhỏ. Các quận, huyện, thị xã còn vận động DN nhận đỡ đầu học sinh nghèo, tặng sổ tiết kiệm cho hộ nghèo cô đơn, hỗ trợ hàng tháng cho hộ nghèo diện bảo trợ xã hội, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, tặng ti vi, điện thoại...
Đặc biệt năm 2019, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NĐ-CP ngày 08/7/2019 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống.
Cùng với việc thực hiện các chính sách, TP Hà Nội đã đầu tư nguồn lực cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách TP đã bố trí 6.821,87 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo. UBND TP, Ủy ban MTTQ TP vận động hỗ trợ trên 71,0 tỷ đồng; cấp huyện và cấp xã vận động được 164,7 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo.
Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo; công tác giảm nghèo của TP được triển khai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đến nay, các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn TP luôn được quan tâm, hỗ trợ và “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
 
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm ngày Tết Nguyên đán năm 2025

26/01/2025 | 22:07

Kinhtedothi – Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục. Trường hợp người lao động đi làm thêm ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 được hưởng 400% tiền lương.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ